3 NHẬN ĐỊNH SAI LẦM KHI GIÚP CON VƯỢT ỐM KHÔNG DÙNG THUỐC

Mục lục bài viết

Vượt ốm không dùng thuốc là hành trình quan sát và nhận định liên tục. Yêu cầu sự đồng hành nghiêm túc bằng cả trí tuệ và tình yêu thương. Vượt ốm không dùng thuốc chỉ dành cho những người mẹ thực sự coi trọng “sự nghiệp làm bố mẹ”, bằng không, quý vị sẽ thất bại. Sau đây là 3 sai lầm phổ biến khiến cho hành trình vượt ốm không dùng thuốc thất bại:

1. ẢO TƯỞNG THAY THẾ KHI VƯỢT ỐM KHÔNG DÙNG THUỐC:

Nỗi lo sợ kháng sinh, kháng viêm, corticoid… dẫn đến tư tưởng muốn thoát khỏi thuốc thang. Và rất nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần thay thuốc tây bằng thuốc nam, siro, nước uống, món ăn, dầu bôi,… để không bị phụ thuộc, không bị tác dụng phụ, đồng thời cứ uống vào/ăn vào/bôi vào là dứt điểm bệnh tật.

Trong giới áp dụng vượt ốm không dùng thuốc vẫn thường có các trường hợp áp dụng ăn uống mà vượt bệnh “cực nhạy”, chỉ sau 1 lần uống, hoặc 1 ngày sử dụng. Thế là người chăm nuôi hoan hỷ cho rằng người thân của mình đã đứng ngoài vòng luẩn quẩn ốm đau – bệnh viện. Thực sự đây là suy nghĩ rất ngây thơ! Tất nhiên vượt bệnh không dùng thuốc đơn giản là có thật. Nhưng có 2 lưu ý cần biết:

– Thứ nhất: Sự “nhạy” tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi em bé. Và thể trạng ấy được quyết định bởi 4 yếu tố: sinh lực gốc, lối sống, tâm lý và môi trường. Nếu em bé được sinh ra bởi bố mẹ có sức khoẻ tốt, có lối sống lành mạnh, có tinh thần tốt, và sinh hoạt trong môi trường an lành thì em bé đó sẽ có thể trạng tốt và ngược lại. Thể trạng tốt phản ánh hệ miễn dịch ưu tú và dễ dàng vượt bệnh mà không cần nhiều hỗ trợ, như thể, chỉ cần 1 thức uống đơn giản nào đó là đủ.

– Thứ 2: Thể trạng tốt cần được hiểu đúng và duy trì. Nếu hỗ trợ vượt bệnh không dùng thuốc hời hợt (chỉ chăm chăm tìm 1 thức uống/thức ăn/thức bôi thay thế), thì cơ thể thường phải “tiêu dùng sinh lực gốc” để giải quyết vấn đề triệt để, dần dà sẽ tiêu hao. Đến 1 ngày cơ thể không tự đào thải được bệnh nữa. Dẫn đến tình trạng “nhờn” thuốc mà nhiều mẹ hay phàn nàn như: “con em đợt trước uống loại này loại kia ổn lắm, mà giờ không thuyên giảm”.

2. NHẦM LẪN GIỮA “TRIỆU CHỨNG”, “NGUYÊN NHÂN”, VÀ “KẾT QUẢ” TRONG QUÁ TRÌNH CHẨN ĐOÁN VƯỢT ỐM KHÔNG DÙNG THUỐC:

Vượt ốm không dùng thuốc hiệu quả yêu cầu sự kề cận của người chăm nuôi, khả năng nhận định đúng vấn đề để phân biệt triệu chứng, nguyên nhân, kết quả bệnh tật. Từ đó đưa ra hướng chăm sóc đúng đắn. Hầu hết các triệu chứng ban đầu khi sức khỏe có vấn đề là sốt, mệt mỏi, cáu gắt, quấy quả… Và ngay khi bắt gặp “triệu chứng” bố mẹ đã kết luận luôn bé ốm vì “nguyên nhân” sốt.

Xa hơn 1 chút, bố mẹ cho con nhập viện, trải qua rất nhiều xét nghiệm và bác sỹ thông báo con bị viêm amidan/viêm phế quản/viêm phổi/viêm tiết niệu/viêm da…thực tế đây là “kết quả” của việc cơ thể bị nhiễm bệnh gây tổn hại lên 1 cơ quan cụ thể nào đấy. Nhưng hầu hết bố mẹ cũng kết luận luôn, con ốm vì viêm amidan/viêm phế quản/viêm phổi/viêm tiết niệu/viêm da.

Khi nhận định sai thì cách chữa trị sai:

** Với bố mẹ cho rằng con ốm vì “sốt” họ sẽ ra sức tìm cách hạ sốt. Nhạy nhất là “uống hạ sốt”, làm thế nào thì làm, cặp nhiệt độ 36-37 là ok, vượt lên là bệnh “sốt” đang hoành hành, phải hạ số bằng mọi giá.

=>>>> Triệt tiêu biểu hiện bệnh, triệt tiêu hoạt động của hệ miễn dịch vì khi bị đối tượng lạ xâm nhập cơ thể sẽ huy động tế bào miễn dịch đến để đánh trận, sự nóng lên của cơ thể giống như hỏa trận phá vỡ tế bào gây bệnh.

** Nếu xác nhận 1 cơ quan bị bệnh cụ thể, thì mục tiêu là loại bỏ đối tượng gây bệnh trong khu vực tổn thương. Viêm phổi thì chữa phổi, viêm da thì chữa da, viêm tiết niệu thì chữa tiết niệu, viêm ruột thì chữa ruột… Đây là hạn chế điển hình của Tây y. Chỉ phát hiện bệnh cục bộ, và giải quyết cục bộ. Điều này chỉ hiệu quả với các bệnh từ ngoài vào, còn các bệnh từ trong ra thì không có kết quả, mà thường dẫn đến mãn tính với các kết luận: bệnh cơ địa.

3. THIẾU KIÊN NHẪN KHI VƯỢT ỐM KHÔNG DÙNG THUỐC:

Các phương pháp vượt bệnh không dùng thuốc đều yêu cầu sự chuyên tâm của người chăm sóc. Cần phải làm nhiều việc chăm sóc mỗi ngày từ ăn uống, ngủ nghỉ, thư giãn, đến tắm gội, và cả dọn dẹp không gian sinh hoạt.

Đồng thời lặp đi lặp lại hành động nhiều lần trong ngày, và trong mỗi lần thực hiện (ấn huyệt hàng trăm lần, sấy dọc sống lưng hàng trăm lượt, massage 30-45p, ngâm chân, ngâm mông hàng giờ,…). Những việc này không dành cho người thiếu kiên nhẫn.

Sự chuyên tâm còn gắn liền với tâm trạng của người chăm sóc. Nếu tâm tĩnh, lòng tràn đầy tin tưởng, động tác mạnh mẽ, dứt khoát, miệng cười vui trò chuyện sẽ tạo ra 1 năng lượng tích cực tác động vào “tâm lý” vui vẻ, lạc quan của trẻ nhỏ.

Chưa kể, phụ thuộc vào thể trạng mà tốc độ hồi phục của mỗi bé là khác nhau. Những em bé có thể trạng tốt sẽ có năng lực hồi phục nhanh hơn. Do đó các so sánh về phương pháp chữa bệnh đối với các em bé khác nhau là không giống nhau. Vì thế đòi hỏi sự kiên nhẫn tận lực của mỗi người chăm sóc cũng khác nhau.

Chúc các mẹ nhìn nhận đúng vấn đề và đón đọc phần tiếp theo “LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT ỐM KHÔNG DÙNG THUỐC HIỆU QUẢ”

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x