Các mẹ cần khắc ghi điều này vào xương tuỷ mà chuẩn bị cho mình 1 tâm thế vững chắc trước việc sinh nở và nuôi con.
Để chắc chắn hơn nữa, trước khi quyết định dấn thân vào cuộc chơi sinh tử – thả bầu/đi đẻ, các mẹ hãy làm 1 chuyến treckking bệnh viện sản nhi bất kỳ, đến với các khoa sản, nội, ngoại, lâm sàng và khu vực chăm sóc sinh non để tận mắt chứng kiến những “tai ương” không hiểu ở đâu ra ập vào đầu thiên hạ, để tận sâu trong tâm hồn biết “sợ chết” là như thế nào!?
Thì hoạ may về nhà các mẹ mới có sức lực mà đọc các bài viết dài. Các nội dung có tính học thuật phức tạp. Dành thời gian check chéo mọi kiến thức đang được lan truyền thay vì nghe ai đó nói, thấy ai đó làm. Học cách giải thích, so sánh mọi trường hợp lâm sàng đã và đang diễn ra ngay bên cạnh.
Theo đuổi tri thức giúp mài dũa tư duy và tránh xa những thị phi vô bổ. Gần như các mẹ sẽ không còn thời gian để thắc mắc xem “kỷ niệm ngày cưới ck tặng mình cái gì”, thậm chí bản thân chị em còn quên luôn ngày cưới là ngày nào. Và không có hơi sức đâu đi bám chấp vào sự “chung thuỷ” hôn nhân – thứ chỉ tồn tại trong sự tự giác.
Theo đuổi tri thức sẽ không còn thời gian để tiếp nhận văn hoá phẩm chất lượng kém. Các drama Hàn Quốc, hay các cuộc tranh sủng cung đấu, gia đấu càng ngày càng khoét sâu vào sự mâu thuẫn mẹ ck nàng dâu, hay các bi kịch gia đình đến từ sự vô tri của nhân vật chính được ngộ nhận là hiền lành, tội nghiệp…trở thành sự quy chiếu ám ảnh vào thân phận người phụ nữ.
Người có tri thức sẽ biết cách xoay chuyển tình thế hoặc đơn giản nhất là biết cách tách bản thân ra khỏi những vấn đề cuộc sống tiêu cực.
Tri thức giúp chị em có khả năng tham gia những thị phi chất lượng cao. Trong những tranh luận về tri thức, lối sống, cách nuôi dạy con… càng chi tiết, bản bản, thâm sâu đều đưa lại sự nghiền ngẫm và đánh dấu những thay đổi bước ngoặt.
Đẻ cho đáng công đẻ
Nuôi cho bõ công nuôi
Đây cũng là bước ngoặt để 1 người phụ nữ trở nên có tiếng nói trong gia đình mà không cần phải kiếm 1 đồng tiền nào. Vì tri thức sẽ giúp các mẹ giữ đc gia đạo yên ổn, (vợ chồng yên ấm, nội ngoại ôn hoà) và bảo vệ được con cái khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nếu ngày nào chị em cũng có vấn đề với mẹ chồng, kèm 1 đứa con khóc nhành nhạch, 1 tháng ở viện 3 tuần thì thật sự ai sẽ đứng ra đấy để thương bạn? Chồng? Không ạ! Xã hội đã chứng thực điều này, quá nhiều!
Các mẹ nghĩ các mẹ sẽ kiếm tiền để cân lại cuộc chơi??? Dạ không, xã hội cũng chứng thực điều này, quá nhiều! Tiền chỉ gia tăng ngưỡng chịu đau, chứ không xoá sạch cơn đau. Mối quan hệ được duy trì dựa trên sự giằng co lợi ích thì điểm cân bằng sẽ là điểm lưng chừng, nghèo quá toang (vì ko nhờ được nhau), giàu quá cũng toang (vì không cần nhau), và không ai ở mãi lưng chừng.
Tiền không duy trì được cuộc sống yên ổn nhưng tri thức thì có. Đẻ thế nào cũng là đẻ, nuôi thế nào cũng là nuôi, vậy sao không đẻ cho khôn, không nuôi cho khéo, không học cho thông, không tường cho tỏ?
Suốt 1 năm làm nội dung #phổ_cập_kiến_thức_nuôi_con_sữa_mẹ với triết lý #nuôi_con_0đ mình hi vọng rằng chút tri thức nhỏ nhoi này có thể là khởi điểm để các mẹ tìm đến những kho tàng tri thức to lớn hơn.