ĐẺ KHÔNG ĐAU – MỐI LIÊN HỆ VỚI CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ SỨC KHOẺ TINH THẦN NGƯỜI MẸ

ĐẺ KHÔNG ĐAU – MỐI LIÊN HỆ VỚI CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ SỨC KHOẺ TINH THẦN NGƯỜI MẸ

Đẻ không đau vốn là cụm từ để mô tả việc sử dụng các phương pháp can thiệp y tế bằng thuốc tê/ thuốc giảm đau/… trong quá trình chuyển dạ nhằm làm mất, làm giảm cơn đau đẻ – đau gò tử cung. Nhưng thực tế, cơn đau đẻ chưa phải là cơn đau đáng sợ nhất mà phụ nữ phải gánh chịu. Vì đau đẻ chỉ đau theo cơn và thường dồn dập vào khoảng 5-10p cuối cùng có thể vượt qua nhờ vào cấu tạo tự nhiên của cơ chế sinh sản.

Nhưng thứ đáng sợ hơn là cơn đau sau đó, cơn đau liên tục không ngừng nghỉ, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt (đi lại, đứng ngồi, vệ sinh cá nhân…). Cơn đau sau sinh này có sự liên quan mật thiết đến cân nặng của trẻ sơ sinh cùng với sức khoẻ và tinh thần của người mẹ.

1. Đẻ không đau và mối liện hệ với cân nặng của trẻ sơ sinh:

Đường kính tối đa của cửa mình phụ nữ, khi được đưa lên bàn đẻ, bắt đầu lấy sức nhập cuộc là 10cm. Tuy rằng khi vào cơn rặn, cửa mình sẽ có thể giãn thêm 1 chút, nhưng những em bé trên 3kg sẽ phá vỡ kích thước tối đa mà 1 người phụ nữ châu Á có chiều cao trung bình 1m54, và tạo nên “những vết rạch, rách” thấu trời. Thế là kết thúc cơn vượt cạn, những ngày méo mặt của sản phụ bắt đầu với Rạch tầng sinh môn – Rách tầng sinh môn – Rạch vết mổ 3 lớp – Rách vết mổ 3 lớp (thường thì không rách, nhưng thai to, sản phụ nhiều mỡ bụng thì sẽ phải kéo dài vết mổ. Càng to càng dài, càng mỡ càng rộng, càng chặt đứt nhiều kinh mạch, càng tiêu hao sức khoẻ và thời gian lành thương càng chậm).

ĐẺ KHÔNG ĐAU – MỐI LIÊN HỆ VỚI CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ SỨC KHOẺ TINH THẦN NGƯỜI MẸ

Kể từ khi hoài thai, cân nặng của thai phụ sẽ thay đổi. Theo NCBI, cả thai kỳ, mẹ bầu tăng 10-15kg, 3 tháng đầu tăng nhẹ 0,5-1kg, sau đó tăng 1,5-2kg mỗi tháng. Đây cũng là timeline tăng cân giúp thai kỳ khỏe mạnh cho cả hai mẹ con, tránh các bệnh rối loạn chuyển hóa, vỡ dáng, xấu da. Bên cạnh đó, tăng cân đều còn hỗ trợ mẹ dễ dàng sinh thường, đẻ sen ngay cả khi mẹ từng bị đẻ mổ.

(Chú ý: Trên là mức tăng cân dành cho phụ nữ BMI trung bình – tạng người cân đối. Đồng thời phụ nữ thấp nhỏ như người châu Á nên tăng theo mức dưới, phụ nữ cao to như người châu Âu thì tăng theo mức trên. Với những thai phụ có tạng người quá gầy, hoặc thừa cân trước đó cần được tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu hơn.)

Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ ngày nay có lối sống không lành mạnh. Tiếp nạp các sản phẩm có yếu tố công nghiệp hằng ngày gây nên rối loạn chuyển hoá trong cơ thể. Kèm với lối sống xa rời tự nhiên (lạm dụng mỹ phẩm, chống nắng triệt để, sinh hoạt trong môi trường giả lập – điều hoà 10-24/7….), và các căng thẳng tinh thần kéo dài do môi trường sống – tiếng ồn, khói bụi, hiệu ứng đô thị, do công việc càng làm cho quy trình chuyển hoá sự sống gặp nhiều khó khăn, khí huyết không lưu thông, lạnh nhiều phần trên cơ thể.

Do dó, khi gặp các tác động của thay đổi hoocmon trong thai kỳ sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề chuyển hoá như: tiểu đường thai kỳ, tăng cân quá mức, có vấn đề về nước ối (cạn ối, dư ối), nghén từ nhẹ đến rất nặng… rất nhiều thai phụ gặp đồng thời các vấn đề kể trên cùng 1 lúc. 

Những việc này ảnh hưởng nghiêm trọng để mức độ tăng cân trong thai kỳ. Các trường hợp phổ biến như:

  • Bị tiểu đường thai kỳ nên thời gian mang thai rất cực khổ trong việc ăn uống, nhưng con lại dễ bị tăng cân quá đà.
  • Bị nghén nặng dẫn đến con nhẹ cân, và thai phụ mang tâm lý ăn bù, ăn cố vào những tháng cuối, khi dấu hiệu nghén giảm, để tăng cân bù. 
  • Tâm lý ăn cho 2 người, 3 người ngay khi biết tin mang bầu sẽ ăn tẩm bổ các thực phẩm giàu đạm, giàu béo, thực phẩm có yếu tố công nghiệp dán mác “tốt cho bà bầu” liên tục (sữa bầu, thực phẩm chức năng, cá chép, trứng ngỗng, tổ yến, hải sản…).
  • Tâm lý “hi sinh vì con”, miễn là con trộm vía, mẹ sẽ ăn cả thế giới, ai bảo gì mẹ cũng ăn.
  • Tâm lý “ăn cho đã để ở cữ phải ăn kiêng cho khỏi thèm”.

Đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu thường ăn uống ngon miệng do nhu cầu của thai nhi tăng lên. Nếu bị ảnh hưởng bởi các gạch đầu dòng trên thì thai nhi càng tăng cân rất nhanh. Điều này khiến tử cung căng giãn quá mức, vòng bụng không kịp tăng size sẽ xuất hiện hiện tượng rạn nứt, có khi nghiêm trọng đến mức nứt nẻ toàn bộ bề mặt bụng, kèm với sổ bụng – tách cơ bụng hoàn toàn, khó hồi phục sau sinh. 

Thai nhi tăng cân nhanh, đạt mức cân nặng >3kg sẽ có đường kính đầu em bé > 10cm. Đường kính đầu em bé trong y khoa được đặt tên là đường kính lưỡng đỉnh. Đây là chiều dài được đo ở mặt cắt lớn nhất (tính từ trán ra sau gáy) của hộp sọ của thai nhi. Và từ đường kính này sẽ tính toán dự đoán được cân nặng của bé bằng 1 trong 2 công thức:
– Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100
Ví dụ: BPD 90mm (bằng 9cm) thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg.

– Trọng lượng (gam) = 88.69 x BPD (mm) – 5062
Ví dụ: BPD = 90mm, thai nhi cân nặng: 88.69 x 90 – 5062 = 2920g.

Như vậy vượt quá 3kg thì sản phụ sẽ có nguy cơ rạch tầng sinh môn, và càng lớn hơn 3kg thì đường rạch càng lớn (có 4 mức độ rạch: độ 1-2-3-4 tương ứng với 1cm-2cm-3cm-4cm). Nhưng rạch tầng sinh môn vẫn an toàn hơn rách tầng sinh môn, vì rạch sẽ được bấm chủ động ở góc 5h hoặc 7h – đây là góc mô mềm giúp hạn chế tổn thương và nhanh lành sau vượt cạn.

Khác với rạch, thường khi bị rách sẽ rách ở vị trí 6h, tiến thẳng đến hậu môn, đồng thời vết rách thường bị kéo toạc, không thẳng, khiến cho việc khâu vết thương khó khăn ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình lành thương. Và trong nhiều trường hợp sơ xuất y tế, không kịp rạch, sản phụ sẽ bị rách tầng sinh môn. Việc rạch, hay rách tầng sinh môn có 4 cấp độ:

Độ 1: Tổn thương lớp da, niêm mạc âm đạo.
Độ 2: Tổn thương cơ âm đạo, tổn thương âm đạo nặng với rách âm đạo hai bên.
Độ 3: Rách rộng liên quan đến rách vỏ bao ngoài hoặc đứt cơ vòng hậu môn.
Độ 4: Tổn thương phức tạp, tổn thương niêm mạc ống hậu môn trực tràng.

Thai nhi nhỏ dưới 3kg thường mẹ sẽ không bị rạch, từ 3-3,2kg sẽ rạch độ 1. Vượt trên 3,3kg đường rạch sẽ tự động rách đến độ 2. Thông thường bác sĩ sản sẽ chỉ bấm rạch ở độ 1 để đảm bảo tổn thương nhẹ nhất cho sản phụ. Nhưng tuỳ vào thể trạng sản phụ và kích thước thực tế của thai nhi mà có thể rách đến độ 2.

Khác với rạch, khi bị rách rất dễ rách ở vị trí 6h – đây là điểm mỏng nhất của tầng sinh môn, và có thể tiến thẳng đến hậu môn, đồng thời vết rách thường bị kéo toạc, không thẳng, khiến cho việc khâu vết thương khó khăn ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình lành thương. Trong nhiều trường hợp sơ xuất y tế, không kịp rạch, sản phụ sẽ bị rách tầng sinh môn, trong trường hợp tệ (thai nhi >3,3kg) có thể rách đến độ 3-4.

Trường hợp thai to trên 3kg thì rạch tầng sinh môn sẽ có cơ hội an toàn hơn rách tầng sinh môn, vì rạch sẽ được bấm chủ động ở góc 5h hoặc 7h – đây là góc mô mềm không liên quan đến cơ hậu môn giúp hạn chế tổn thương và nhanh lành sau vượt cạn.

Với các trường hợp sinh mổ, trẻ nhỏ dưới 3kg vết mổ nhỏ. Mẹ tăng cân vừa phải, lượng mỡ bụng vừa phải thì vết mổ cũng nhỏ. Trường hợp 1 trong 2 vấn đề trên hoặc thai lớn, hoặc mẹ quá thừa cân vết mổ sẽ phải kéo dài ra. Trường hợp tệ nhất là cả 2 vấn đề cùng 1 lúc. 

Các cơn đau sau sinh thường là các cơn đau của vết thương rạch – rách mà gây ra. Và tất nhiên vết thương nghiêm trọng hơn, thì khả năng hồi phục chậm hơn, kéo cơn đau dài hơn.
– Vết thương nghiêm trọng là do quá trình mang thai không thuận lợi, hoặc các quan niệm dinh dưỡng sai lầm, hoặc kết hợp cả 2.

– Vết thương nghiêm trọng cũng là hệ quả của sức khoẻ thai phụ khi bắt đầu đã không tối ưu. Thì sau cơn vượt cạn, vấn đề của sức khoẻ sẽ kéo dài thời gian hồi phục cũng như mức độ hồi phục.

Đẻ không đau chính là việc tìm cách hạn chế tổn thương tối đa, chấp nhận các tổn thương nhẹ nhanh lành. Nếu chỉ thực hiện thủ thuật y tế nhằm giảm đau thông thường trong quá trình sinh như tiêm tê đẻ mổ, tiêm giảm đau vào màng cứng khi đẻ thường… thì cũng chỉ là giải pháp nhất thời, trong 1 thời điểm, mà sau đó sản phụ vẫn phải gánh chịu các vấn đề vết thương trầm trọng khác, kéo dài nhiều ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cá nhân.

ĐẺ KHÔNG ĐAU – MỐI LIÊN HỆ VỚI CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ SỨC KHOẺ TINH THẦN NGƯỜI MẸ

2. Đẻ không đau và mối liên hệ với sức khoẻ, tâm lý người mẹ:

Thực tế, “đẻ đau hay đẻ không đau” là biểu hiện của sức khỏe sản phụ, và như đã nhiều lần đề cập, thì có 4 yếu tố cấu thành nên sức khoẻ: môi trường, lối sống, tinh thần và sinh lực gốc.

– Sinh lực gốc: ở độ tuổi 18 trở lên, sinh lực gốc đã không còn tác động quá nhiều. Nhưng những người mẹ được nuôi sữa mẹ hoàn toàn đến hơn 1 tuổi, không sử dụng thực phẩm chức năng khi còn nhỏ, không lạm dụng kháng sinh sẽ là những điểm cộng cho phần sinh lực gốc mạnh mẽ.

– Môi trường sống, lối sống: trước khi quyết định có con, người mẹ cần có thời gian nhìn nhận môi trường sống của bản thân, có những đánh giá đúng đắn về mức độ ảnh hưởng của môi trường tương quan với sức khoẻ của chính mình. Đồng thời, nghiêm túc đánh giá lối sống và có những thay đổi tích cực càng sớm càng tốt (và thời gian thay đổi nên tính bằng năm):

+ Sinh hoạt không chất kích thích (rượu bia, cafe, trà sữa, thuốc lá…), không thức khuya, không stress công việc…;
+ Tập trung và rèn luyện cơ thể – yoga, bơi…, ăn uống thực phẩm bản địa toàn phần.
+ Có những khoảng nghỉ ngơi dài,
+ Hạn chế các mối quan hệ độc hại như có yếu tố kỳ vọng, áp đặt, đòi hỏi… gây ức chế tinh thần.

– Và cuối cùng là tinh thần “chịu trách nhiệm” với việc sinh con. Bao gồm:
+ Nuôi con là trách nhiệm cá nhân, mọi giúp đỡ từ người khác là sự biết ơn, không mong cầu, không đòi hỏi.
+ Mọi vấn đề xảy ra là do sự học tập, chuẩn bị, tính toán, sắp xếp… của mỗi cá nhân. Mọi biến chứng bất kỳ là lỗi cá nhân (đẻ mổ là lỗi cá nhân, rạch rách tầng sinh môn quá lớn là lỗi cá nhân…)
+ Thái độ của người mẹ là năng lượng sống của trẻ, là cảm nhận của trẻ với thế giới này.

Khi sức khỏe của bạn được đảm bảo, tinh thần của bạn được xác lập thì những cơn đau không thực sự đáng sợ. Chẳng có liều giảm đau nào có giá trị bằng sự chủ động của chính bạn đặc biệt là chủ động trong sức khoẻ bản thân, dinh dưỡng trước và trong thai kỳ, các hiểu biết về chăm sóc tầng sinh môn cũng như quá trình chuyển dạ tự nhiên sẽ là chìa khoá để mở ra đáp án đẻ không đau hiệu quả.

3. Giải pháp đẻ không đau hiệu quả:

Như vậy, có thể thấy, sức khoẻ của thai phụ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau vượt cạn, mà còn móc nối trực tiếp đến các yếu tố quyết định lên toàn bộ quá trình vượt cạn, và mức độ “đau” mà mỗi sản phụ phải gánh chịu. Song song với đó, tinh thần của sản phụ cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng. Vậy, đâu là giải pháp cho thai kỳ khỏe mạnh, đẻ không đau để vượt cạn mẹ tròn con vuông? Cùng Mượt nghiền ngẫm các gạch đầu dòng bên dưới nhé:

– Chuẩn bị khoản tài chính tương đối để phục vụ các nhu cầu khi đi sinh và trong khoảng 1 năm thai sản. Trong đó đáp ứng các nhu cầu cơ bản, kèm với mong muốn giải trí cần thiết của mẹ, khi mẹ nghỉ hoàn toàn, và đối với bố nếu bố cắt giảm giờ làm. Đối với trẻ bố mẹ hoàn toàn có thể nghiên cứu áp dụng nuôi con 0đ.

– Chuẩn bị tinh thần “gap year” chất lượng sau sinh, khi quyết định mang thai. Vì năm đầu đời của trẻ cực kỳ cần thiết sự chăm sóc và có mặt của mẹ 12-20/7.

– Tìm hiểu cách thức nuôi con, bố mẹ bé chia sẻ mong muốn và các kiến thức tìm hiểu được với nhau trên tinh thần trao đổi và thống nhất. Từ đó, chia sẻ và yêu cầu tinh thần hỗ trợ từ các người thân khác ngay từ khi chuẩn bị đi sinh, đặc biệt là thời điểm vừa sinh xong với các cách chăm sóc em bé đã được đồng thuận.

– Tìm hiểu về vận động bà bầu, về thấu hiểu cơ thể đặc biệt là khi chuyển dạ. Để có đủ kiến thức từ đó làm chủ tình huống, làm chủ tinh thần khi bước vào cuộc sinh.

– Thực hiện bữa ăn bền vững với thực phẩm bản địa toàn phần: được nuôi trồng trên đất và dưới nắng mặt trời, sử dụng giống thuần chủng, ưu tiên các thực phẩm được nuôi trồng không có yếu tố thuốc BVTV, hoặc có thời gian chờ dài ngày…

– Loại bỏ hoàn toàn thực phẩm có yếu tố công nghiệp – gia vị công nghiệp (nước chấm, tương ớt, dầu xào, hạt nêm, bột nêm,…), thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm nhập khẩu nhiều ngày vận chuyển…

– Thực hiện sinh hoạt lành mạnh trong đó: tập luyện, làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi… đều phải chú ý và có timeline hợp lý.

– Thực hiện massage tầng sinh môn từ tháng thứ 8 của thai kỳ, và đặc biệt là 2 tuần cuối. (nên dùng dầu dừa ép lạnh để massage vì dược tính nhẹ nhàng, không làm rát âm đạo, lại có khả năng ngừa và diệt nấm candida hiệu quả – loại nấm âm đạo phổ biến nhất)

ĐẺ KHÔNG ĐAU – MỐI LIÊN HỆ VỚI CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ SỨC KHOẺ TINH THẦN NGƯỜI MẸ

Link tham khảo, dẫn chứng nội dung bài viết:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8344143/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK545196/ 
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK32818/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7424458/  https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9286010/ 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x