LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT ỐM KHÔNG DÙNG THUỐC HIỆU QUẢ

Vượt ốm không dùng thuốc là điều tuyệt vời mà bất cứ bà mẹ nào cũng mơ ước. Tuy nhiên, việc này được xem là “vô lý” đối với xã hội tiêu dùng, nơi hiểu biết về sự sống và tự nhiên yếu kém, tri thức lệch lạc xô người ta vào con đường phụ thuộc.

Vậy vượt ốm không dùng thuốc có dễ không? Vừa dễ, vừa khó. Nguyên lý của cơ thể khỏe mạnh là duy trì tuần hoàn khí huyết trơn tru, cùng với hệ tiêu hoá làm việc hiệu quả.

1/ NUÔI CON ĐÚNG TỪ ĐẦU – KIỆN TOÀN SINH LỰC GỐC

Bắt đầu với 1 em bé sơ sinh vừa chào đời có bố mẹ khoẻ mạnh hoàn toàn, bố mẹ có lối sống lành mạnh trước mang thai và trong suốt thai kỳ. Điều này đảm bảo trẻ là 1 cơ thể hoàn thiện với tuần hoàn khí huyết trơn tru. Và việc kế tiếp sẽ là bú sữa mẹ trực tiếp hoàn toàn, đảm bảo dinh dưỡng tối ưu phù hợp hoàn toàn với nhu cầu sinh trưởng, bảo vệ, và phát triển toàn diện của trẻ ít nhất đến 1 năm đầu đời.

Bất cứ bất thường nào xảy ra trong quá trình trên: thai kỳ nhiều biến cố, sinh mổ, các bất thường khác trong cuộc sinh, sử dụng sct… sẽ đều ảnh hưởng tiêu cực đến việc duy trì thể trạng khỏe mạnh, đặc biệt là hệ tiêu hoá.

Ruột là cơ quan thu nạp dinh dưỡng, là nơi chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển hệ miễn dịch toàn cơ thể. Do đó hệ tiêu hoá cực kỳ quan trọng. Hệ tiêu hoá cũng là cửa ngõ duy nhất để hấp thụ các phương thức giải độc, thông khí thoát huyết khi cơ thể gặp vấn đề.

Vì vậy, nuôi con đúng từ đầu giúp bảo toàn sinh lực gốc, thì trẻ sẽ dễ dàng “vượt ốm không cần thuốc”. Lúc này, trẻ có khả năng hồi phục cực nhanh khi được hỗ trợ đúng.

2/ SỬA SAI TỪ BỐ MẸ – CHỈNH ĐỐN LỐI SỐNG LÀNH MẠNH

Sức khỏe trẻ nhỏ ngoài ảnh hưởng từ quá trình hoài thai như trên, thì còn chịu ảnh hưởng từ “lối sống” của bố mẹ. Lối sống chi phối lịch sinh hoạt và quan niệm ăn uống. Lịch sinh hoạt và quan niệm ăn uống là những điều kiện để duy trì và tái tạo sức khỏe toàn diện.

Nếu lịch sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào lựa chọn công việc, các mục tiêu tài chính. Thì quan niệm ăn uống phụ thuộc và tri thức sống của bố mẹ. Đây là những yếu tố nhạy cảm mà không phải ai cũng đủ thời gian, công sức, trách nhiệm để nhìn nhận và nỗ lực cân bằng.

Vì thế, để dễ dàng hơn trong lựa chọn, và có thể bắt đầu thì quý vị hãy cân nhắc ở các mục tiêu nhỏ sau:

– Loại bỏ thực phẩm công nghiệp trong thực đơn (nước đóng chai, đồ ăn đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn..)

– Loại bỏ sản phẩm công nghiệp trong sinh hoạt (xà bông công nghiệp, các loại tẩy rửa công nghiệp…) thay bằng các tẩy rửa tự nhiên: đánh răng bằng dầu, xúc miệng bằng nước cất trầu không, gội đầu bằng bồ kết, tắm giặt bằng xà bông tự nhiên…

– Loại bỏ chất kích thích (r.ư.ợ.u, thuốc/lá,…)

– Không lạm dụng mỹ phẩm đặc biệt là kem chống nắng

– Tiếp xúc tự nhiên đủ 3 chạm – chạm đất, chạm nước, chạm nắng

– Sử dụng gia vị thô: mắm nhĩ, muối thô, đường thô

– …

3/ KỀ CẬN BÊN CON – GAP YEAR CHẤT LƯỢNG

Đối với 1 em bé sinh ra khỏe mạnh bình thường thì vấn đề sức khỏe thường rơi vào 4 nhóm bệnh cơ bản: Hô hấp – Tiêu hoá – Da liễu – Bài tiết. Hầu hết các triệu chứng ban đầu của mọi vấn đề là sốt, nôn, mệt mỏi, cáu gắt, quấy quả… Do đó, chỉ có những bố mẹ “kề cận bên con” mới có thể “đọc kỹ” được vấn đề mà con đang gặp phải từ đó hiểu đúng nguyên nhân, khoanh vùng chính xác được nhóm bệnh của con. Cuối cùng mới có được các hỗ trợ đúng đắn, kịp thời.

Việc kề cận 24/7 này kéo dài từ khi lọt lòng đến khi trẻ 1 tuổi. Đây là khoảng thời gian trẻ non nớt nhất, đồng thời thức ăn chính là “sữa” – nguồn dinh dưỡng nuôi lớn, nguồn kháng thể bảo vệ, nguồn trấn an tinh thần tốt và duy nhất. Do đó, mẹ là người thích hợp nhất để ứng cử vào vị trí kề cận 24/7 này.

Vì mẹ là nguồn sống duy nhất của con, cùng với khả năng bảo bọc thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù mẹ là ai, mẹ làm gì, hãy dành 1 năm để #gap_year cho con, cũng là cho chính mình để tái tạo lại sức khoẻ và năng lượng sống sau lần vượt cạn sinh tử.

Khi và chỉ khi kề cận bên con, bố mẹ mới đủ dữ kiện để bắt tay vào giải quyết vấn đề triệt để. Đọc vấn đề bắt đầu từ việc truy vết các hoạt động trong ngày (có thể còn mở rộng thêm cả 3-4 ngày gần nhất). Ví dụ:

– Trong khu dân cư, hoặc khoanh vùng địa lý đang có dịch bệnh nào thì khả năng cao là bé loại bệnh đó.

– Bé chơi nắng, nghịch nước, đi mưa, đi gió…có hiện tượng sốt, chảy nước mũi, ho,… thì bé sẽ mắc nhóm hô hấp

– Bé đi ăn tiệc, thử đồ ăn mới, mẹ cho con bú ăn đồ lạ… có hiện tượng đau bụng, đi ngoài, đầy bụng, không tiêu…thì bé mắc nhóm tiêu hoá

– Bé đi chơi vườn, chơi cùng thú cưng… có hiện tượng mẩn ngứa, mà ko ăn bất kì món gì lạ thì bé bị da liễu do các yếu tố bên ngoài tác động.

– Bé sơ sinh nổi mẩn, loét da… mà không hề ăn lạ, chơi lạ thì bé bị da liễu từ bên trong

– Vệ sinh vùng tã lót ngay sau khi trẻ đi vệ sinh – nếu bố mẹ quên thì trẻ dễ mắc bệnh đường bài tiết: hăm, viêm tiết niệu…

– …

**CHÚ Ý: Mỗi nhóm bệnh tương ứng với cách xử lý khác nhau, Sau khi xác định được nhóm bệnh mà con mắc phải, thì tiến tới giải quyết vấn đề – trị bệnh triệt để.

4/ TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC “KIÊN NHẪN – UYỂN CHUYỂN – KỶ LUẬT”

Đối với vượt bệnh không dùng thuốc yêu cầu các tác động đến từ việc ăn – uống – tắm/ngâm – giặt – massage và có thể ấn huyệt nếu cần.

– Kiên nhẫn: vì việc chuẩn bị đồ ăn – uống, việc phục vụ tắm – massage (hoặc ấn huyệt) cần làm hằng ngày, mỗi ngày nhiều lần, mỗi lần hàng trăm lượt thao tác.

– Uyển chuyển: bởi trẻ nhỏ có thể thích hoặc không nên việc có hợp tác hay không phụ thuộc và sự khéo léo của người chăm sóc. Bắt buộc phải thực hiện hết các tác động cần thiết thì làm thế nào cho uyển chuyển hợp lý chỉ có người kề cận trẻ mới có thể làm được.

– Kỷ luật: khi ốm thường sẽ buộc phải lược bỏ 1 số món ăn, nước uống (như đồ chiên rán, sữa bò, hoa quả quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn đóng hộp, trà sữa, bánh kẹo…) 1 số hoạt động ưa thích (xem tivi, chơi đồ chơi có thành phần kích ứng – gấu bông, đất nặn phẩm màu…). Có những món sẽ dừng trong giai đoạn chữa bệnh, và cũng có những món cần lược bỏ hoàn toàn khỏi menu sống. Buộc người chăm sóc phải có kỷ luật cao, đồng thời học cách chế tạo món đồ tương ứng từ các nguyên liệu an toàn.

****THANG ĐIỂM BÀI THI ”VƯỢT ỐM KHÔNG DÙNG THUỐC”:

Nếu điểm tuyệt đối là 10, thì thang điểm cơ bản được tính như sau:

– 2 điểm sinh lực gốc: yêu cầu quý vị mang thai lành mạnh và nuôi đúng từ đầu

– 2 điểm lối sống: yêu cầu quý vị chỉnh đốn lối sống của mình ngày càng lành mạnh hơn

– 1 điểm tâm lý: chính là tâm thế của bố mẹ khi đối diện với bệnh tật ảnh hưởng và lan truyền sự tích cực lạc quan cho con hay ngược lại

– 1 điểm môi trường: nơi ở xanh, sạch, thoáng, nhiều ánh sáng, ít tiếng ồn đô thị, ít khói bụi là điểm cộng cho sức khoẻ

– 2 điểm kề cận con

– 2 điểm tuân thủ nguyên tắc

Chúc chị em đạt điểm khá trong bài thi “vượt ốm không dùng thuốc”!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x