NỢ MIỄN DỊCH – VẤN ĐỀ HẬU CÔ VỊT & VÀ CÂU CHUYỆ NUÔI CON EASY

1. Nợ miễn dịch và hậu côvịt

Trong vòng quay “miễn dịch” hậu côvịt, y.t.ế và báo/chí còn đưa ra 1 khái niệm thú vị nữa là “nợ miễn dịch”.

Theo các nội dung đưa tin thì “nợ miễn dịch” là trạng thái cơ thể quá lâu không tiếp xúc với nguồn bệnh. Do việc cách ly, đeo khẩu trang, vệ sinh diệt khuẩn 24/24 trong thời gian chống dịch, làm hạn chế tiếp xúc cộng đồng, tiếp xúc môi trường nên cơ thể không đủ nguồn bệnh để duy trì hoạt động của hệ miễn dịch.

Giống như là, trong thời gian nghỉ dịch, hệ miễn dịch cũng bị nghỉ việc. Vì thế nợ công, sau dịch phải đi làm bù.

GIẢI PHÁP ĐÚNG SẼ LÀ:

– Bỏ khẩu trang và sống bình thường

– Tiếp xúc cộng đồng

– Chơi đất, nghịch nước, phơi nắng

->>> Đương đầu với mầm bệnh để hệ miễn dịch quay lại làm việc thế thôi.

Với những người có lối sống lành mạnh thì tiếp tục duy trì, còn những người có lối sống kém lành mạnh thì buộc phải chú ý:

– Ăn uống thực phẩm bản địa – thuần chủng – tự nhiên.

– Sống ở nơi có cây xanh và đất thịt

– Phơi nắng thường xuyên

– Luyện tập phù hợp với sở thích và tuổi tác

Nhưng như mọi khi, các quý đưa tin vẫn sẽ đưa việc sử dụng combo tpcn kiểu sắt, kẽm, siro… để tăng chất lượng dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng. Với lý luận tpcn làm cho cơ thể có sức sống hơn.

Rất tiếc, tpcn không thể thay thế mặt trời, hay dinh dưỡng trọn vẹn từ thực phẩm, và càng không giúp cơ thể lưu thông khí – huyết như tập luyện.

MỞ RỘNG, và NHÌN NHẬN THÊM VỀ “nợ miễn dịch”

Thực tế việc vệ sinh cao độ, hay không giao tiếp cộng đồng thì mỗi người vẫn có không gian sống cùng với gia đình. Tuy phạm vi hẹp nhưng vẫn hàm chứa môi trường mầm bệnh. Nhất là với các gia đình có điều kiện ở nhà mặt đất, ở quê vẫn có thể tiếp xúc mầm bệnh tương đối đa dạng từ đất, nước…

Hơn nữa khoảng thời gian giãn.cách.xh hoàn toàn ngắn và ngắt quãng. Không thực sự tạo nên sự biến động lớn lao đối với hệ miễn dịch. Nhưng trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng theo phương pháp easy công nghệ thì lại có nhiều vấn đề.

2. Nợ miễn dịch và phương pháp nuôi con EASY:

Trong pp nuôi con easy có 1 số hoạt động nổi bật sau:

– Quấn chũn, nằm nhộng: tạo môi trường tử cung giả, quấn chặt để giảm tác động của ngủ động, giúp trẻ ngủ sâu giấc.

– Ngủ riêng: lo lắng vấn đề đột tử sơ sinh

– bú bình: đo lường lượng sữa mỗi cữ bú để đảm bảo con ko bị đói

– Cai ti đêm khi trẻ dưới 1 tuổi: vì đêm là để ngủ, ko phải để ăn. Giấc ngủ đêm cực kỳ quan trọng và trẻ phải ngủ sâu để đảm bảo phát triển.

– Duy trì nhiệt độ phòng bằng điều hoà: để tạo sự dễ chịu nhất cho trẻ ăn ngon, ngủ khoẻ.

– Duy trì độ ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm vì điều hoà làm không khí bị khô

– Không gian yên tĩnh và bật tiếng ồn trắng để trẻ dễ vào giấc

Đây là môi trường sống PHI THỰC TẾ, và PHẢN TỰ NHIÊN làm cản trở quá trình thiết lập hệ vi sinh vật, quá trình tiếp nhận hệ miễn dịch thụ động từ sữa mẹ, cũng như quá trình tiếp nhận thế giới, tồn tại trong thế giới thực.

Các hành động liên tiếp bên trên cách ly trẻ khỏi môi trường thực tế và cũng cách ly trẻ khỏi nguồn bảo vệ duy nhất – mẹ, sữa mẹ. Điều này khiến trẻ “nợ miễn dịch” những khoản nợ cực lớn.

Có 1 số các bà mẹ áp dụng easy công nghệ nhưng vẫn đáp ứng việc duy trì sữa mẹ hoàn toàn trực tiếp vào ban ngày. Thì hệ quả không quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, các mẹ cần biết rõ các sinh lý sau để áp dụng easy 1 cách có hiểu biết:

– Trẻ sơ sinh chui ra khỏi tử cung là thời điểm cơ thể đã cần 1 không gian lớn để duỗi được tay chân, phát triển các giác quan đặc biệt là xúc giác. Đặt mục tiêu cho các bước phát triển kế tiếp về nhận thức thế giới.

Tử cung giả tốt nhất là vòng tay mẹ, bầu ngực mẹ, đáp ứng yêu cầu về hơi ấm tự nhiên và tiếng động nhịp tim như “trong bụng mẹ”. Điều này sẽ khiến trẻ ngủ tốt hơn chũn, nhộng vô tri. Đồng thời tạo điều kiện cho xúc giác nhạy cảm trên tay chân cảm nhận thế giới thật.

– Vú mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng, kháng thể, tế bào miễn dịch mà còn là “dụng cụ” để trấn an, giảm stress cho trẻ. Cơ chế tiết sữa mẹ là theo nhu cầu, và dạ dày trẻ sẽ giãn tự nhiên sau mỗi cữ bú và các lần trấn an giữa các cữ bú. Mỗi em bé có mức độ ăn uống khác nhau, có vấn đề tâm lý khác nhau vì thế KHÔNG THỂ ÁP DỤNG lượng sữa trung bình cho trẻ bằng việc bú bình để đong đếm.

Lượng sữa theo khuyến cáo chỉ là con số trung bình để khoa học nghiên cứu thống kê về sự phát triển bình quân của số đông. Không phải là con số chính xác cho mỗi đứa trẻ.

– Trẻ sơ sinh có giấc ngủ động và các cơn ngưng thở ngắn. Chính vì thế mà chúng thường giật mình khi đang ngủ, và tình trạng này sẽ được trẻ tự điều chỉnh, cải thiện khi lớn lên.

Trẻ sơ sinh có hệ thần kinh chưa hoàn thiện, nên không thể thức lâu. Chu kỳ ăn – ngủ – chơi của chúng rất ngắn. Nhưng vào ban ngày, phần lớn thời gian ngủ của trẻ là ngủ động. Ngủ động giúp trẻ vẫn nhận biết thế giới xung quanh, cảnh giác các yếu tố nguy hiểm, đồng thời trẻ làm quen, phát triển cảm xúc ngay trong các giấc ngủ động.

Do đó, sự kề cận của mẹ vào ban ngày giúp trẻ giảm căng thẳng và yên tâm khi ngủ nhờ có vòng tay và nhịp tim mẹ. Việc phải kề cận trẻ sẽ dần giảm đi khi tinh thần trẻ ổn định, xác nhận được môi trường an toàn tuyệt đối cùng với sự tồn tại của mẹ – vú sữa, nguồn sống, ngay lập tức khi trẻ cần.

Đối với ban đêm, trẻ sẽ ngủ sâu, nhưng vẫn có các cơn ngưng thở ngắn, vì thế việc giật mình vẫn diễn ra. Do đó, ngủ chung giúp trẻ dễ dàng quay trở lại giấc ngủ sâu ngay nhờ có vú sữa, vòng tay và nhịp tim mẹ.

Khi mẹ kề cận và đáp ứng được các yếu tố dinh dưỡng tinh thần, kèm với các nhu cầu về vận động và sinh hoạt phân biệt ngày đêm trong tháng đầu tiên thì tự động trẻ sẽ có chu kỳ ăn-ngủ-chơi hoặc ăn-ngủ rất khoa học trùng khớp với phương pháp easy mà không mất bất cứ công sức sự rèn luyện nào.

– Về việc ti đêm:

+ Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ dễ hấp thụ dành cho trẻ sơ sinh. Cùng với thể tích dạ dày nhỏ, nên lượng ăn nhỏ, thức ăn nhanh tiêu dẫn đến trẻ nhanh đói. Việc bú đêm là hiển nhiên. Do đó cai ti đêm không thực sự phù hợp với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thậm chí là dưới 1 tuổi – bởi dinh dưỡng của trẻ hoàn toàn từ sữa mẹ.

+ Đêm là thời gian nghỉ ngơi, gần như mẹ sẽ không nghĩ ngợi, mà ở trạng thái thư giãn, do đó bú đêm giúp kích thích tiết sữa cực kỳ tốt. Giúp các bà mẹ đi làm sớm duy trì nguồn sữa quý giá. Khi bú mẹ hormone oxytocin luôn tiết ra sẽ tạo cảm giác hạnh phúc và yên ổn, giúp mẹ giảm tải căng thẳng. Đây là yếu tố sinh lý giúp duy trì giấc ngủ của mẹ được sâu và ngon.

+ Đồng thời do các cơn ngưng thở ngắn, thì ngoài việc bổ sung dinh dưỡng thì trẻ còn nhanh chóng được trấn an và trở lại giấc ngủ sâu ngay lập tức nhờ vú mẹ.

+ Ngoài ra, khi mẹ đã kề cận bé, đáp ứng đủ nhu cầu tinh thần, dinh dưỡng, vận động thì trẻ sẽ có cữ đêm rõ ràng và tự giãn cữ ngay sau mỗi tháng lớn lên. Tháng đầu trẻ đi ngủ lúc 7h tối sẽ thường dậy vào khung giờ 9-10h ; 12-2h ; 4-5h. Sau 4 tháng trẻ sẽ chỉ còn cữ 9h và 4h sáng. Sau 1 tuổi chỉ còn cữ 4h sáng. 2t trẻ hoàn toàn ngủ xuyên đêm.

(thực tế trong 3 tháng đầu các bé sẽ đa phần chưa đạt 6kg nên chưa có áp dụng ngủ xuyên đêm. Sau 4 tháng thì cữ 9h – 4h là cữ đầu tối và đầu sáng, nên ngay tại thời điểm này cũng được xem là ngủ xuyên đêm. Vì thế nội dung phần ti đêm này là để làm rõ hơn về khái niệm ngủ xuyên đêm mà rất nhiều các bà mẹ thắc mắc.)

– Duy trì nhiệt độ và độ ẩm được xem là hành động tạo môi trường “lồng kính” cho trẻ sơ sinh. Việc làm này tách biệt trẻ khỏi cuộc sống thật. Khiến trẻ nhận biết cuộc sống lệch lạc và làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể.

Tất nhiên khi thời tiết quá khắc nghiệt thì việc tạo ra 1 môi trường dễ chịu hơn sẽ giúp trẻ ăn ngon ngủ tốt. Nhưng nếu duy trì môi trường “lồng kính” bất chấp, triền miên ngày đêm trong thời gian dài sẽ đem lại những tai hại khó lường.

– Tiếng ồn trắng là 1 loại âm thanh nhân tạo được cho là giúp ru ngủ nhanh, tạo cảm giác thư giãn và giúp tập trung. Nhưng song song với nó là các nghiên cứu cho thấy tiếng ồn gây hại cho sức khoẻ thần kinh và thính giác.

Bởi các lý do về cường độ âm thanh, các thời điểm nhạy cảm của tinh thần không tiếp nhận được tiếng ồn này, cần có tần suất và thời gian sử dụng khác nhau với mỗi cá thể khác nhau. Nhưng trẻ sơ sinh lại không thể nói, do đó tiếng ồn trắng là con dao 2 lưỡi.

Thực tế tiếng ồn trong cuộc sống tự nhiên là điều kiện phát triển lý tưởng cho trẻ nhỏ tiếp nhận môi trường sống thực. Trong giai đoạn bào thai trẻ đã có thể nghe được tiếng động trong sinh hoạt hằng ngày của mẹ và có tiềm thức về tiếng động thực. Vì thế khi chào đời, trẻ sẽ dễ dàng làm quen ngay với môi trường tiếng động đã được hình dung khi còn trong bụng.

Lý tưởng nhất là thời điểm mang thai ở đâu, mẹ sau sinh nên tiếp tục ở cữ tại đó để có được môi trường tiếng động quen thuộc cho trẻ sơ sinh. Sau sinh, mọi hoạt động sinh hoạt tiếng động vẫn diễn ra bình thường, không kiêng giảm dễ gây sự bất an – vì trẻ nhận định, đây là môi trường lạ. Đặc biệt khi trẻ đã làm quen môi trường yên tĩnh sẽ dẫn đến căng thẳng mỗi khi xuất hiện tiếng động.

Với các gia đình ở chung cư cao tầng, cách âm quá yên tĩnh bố mẹ có thể nghe nhạc nhẹ, tự đàn hát, dọn dẹp để tạo những âm thanh dễ chịu cho trẻ sơ sinh.

Tiếng động là yếu tố quan trọng trong sự phát triển tâm lý, tinh thần và ngôn ngữ của trẻ. Do đó, hãy chú trọng đến những âm thanh tự nhiên.

Easy dựa trên nhịp sinh học ăn – ngủ – chơi của trẻ để thiết lập quy trình chăm sóc mà bỏ qua yếu tố tâm lý, sinh lý đây là nhược điểm cực kỳ lớn của phương pháp này. Với những áp dụng công nghiệp, ứng dụng các biện pháp phi tự nhiên sẽ khiến trẻ “nợ miễn dịch” nghiêm trọng.

#y_học_toàn_diện

#nuôi_con_0đ

#phổ_cập_nuôi_con_sữa_mẹ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x