Ở CỮ – DETOX ĐỈNH CAO CỦA NGƯỜI VIỆT (PHẦN 1)

Ở CỮ – DETOX ĐỈNH CAO CỦA NGƯỜI VIỆT (PHẦN 1)

PHẦN 1 – OVERVIEW VỀ Ở CỮ

Ở cữ là từ khoá gây tranh cãi kịch liệt trong các diễn đàn chị em. Ở cữ luôn là hàng loạt thắc mắc không có lời giải. Cuối cùng vẫn không biết, việc ở cữ có giúp ích gì cho sức khỏe, hay chỉ đem đến những căng thẳng, phiền toái, thậm chí nguy hiểm cho mẹ và bé? Nếu ở cữ chỉ là quan điểm cổ hủ, thì vì sao vẫn có nhiều người tín dụng đặc biệt là thế hệ phụ nữ tri thức hiện đại?

Ở CỮ – DETOX ĐỈNH CAO CỦA NGƯỜI VIỆT (PHẦN 1)

Cùng Mượt tìm hiểu cặn kẽ chuyện “ở cữ” ngay tại bài viết này nhé!

1/ Ở cữ là gì?

Trong quan niệm số đông, ở cữ là khoảng thời gian kiêng khem, nằm 1 chỗ, giảm tiếp xúc xã hội thậm chí là ít nói chuyện với cả chồng, ngưng hầu hết các hoạt động kể cả vệ sinh cơ bản như tắm rửa, gội đầu. Thực hiện ăn uống kham khổ với thực đơn nghèo nàn chỉ thịt rang, rau ngót.

Thời gian ở cữ thường là 1 tháng, có 1 số nơi thì lấy mốc dài hơn là 3 tháng 10 ngày. Chuỗi ngày này trở thành cơn ác mộng của nhiều người, trở thành lời sấm nguyền treo lơ lửng nỗi ám ảnh lên đầu những thiếu nữ sắp lấy chồng, những cô nàng định làm mẹ.

Đúng lý, ở cữ cần được hiểu là thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sau sinh của phụ nữ. Vì sinh nở là sự kiện rất đặc biệt trong đời, dù là 1 hay nhiều thì mỗi khi vượt cạn phụ nữ đều thay da đổi thịt. Sứ mệnh mang sự sống đến với đời khiến phụ nữ phải chắt lọc máu thịt, dứt đứt ruột gan mà hoàn thành. Do đó ở cữ là thời gian “phục hồi quan trọng” không thể chối cãi. 

Ở CỮ – DETOX ĐỈNH CAO CỦA NGƯỜI VIỆT (PHẦN 1)

2/ Tương quan của ở cữ Đông và Tây:

Việt Nam – đất nước phương Đông điển hình, luôn có những ảnh hưởng của quan điểm dân gian, văn hóa vùng miền, kinh nghiệm gia đình trong vận hành đời sống hằng ngày. Vì thế mà ở mỗi nơi, trong mỗi gia đình, “ở cữ” có các cách làm – tam sao thất bản – khác nhau. Nhưng nhìn chung các hoạt động trong thời gian ở cữ gắn liền với trí tuệ cổ xưa. Trong đó đề cao các kiến thức vô hình, không thực chứng như âm – dương, hàn – nhiệt, tích độc – thải độc…

Việc ở cữ trong văn hoá phương Đông và phương Tây rất khác nhau. Người phương Đông có những giới hạn nghiêm ngặt trong ăn uống và sinh hoạt, trong khi người phương Tây gần như trở lại hoạt động bình thường ngay – ăn uống tự do, sinh hoạt tự do. Sự khác biệt này nằm ở “hướng phát triển y học”. 

Phương Tây là nơi đặt nền móng cho ngành công nghiệp, cùng với các phát minh vĩ đại mở đường cho y học phát triển theo hướng thực chứng đã nhanh chóng chiếm ưu thế và đạt được những thành tựu lớn. Điều kiện sống chất lượng hơn so với nửa kia thế giới, giúp các bộ óc theo đuổi khoa học có cơ sở để phát triển và đi sâu tìm hiểu cấu trúc sinh học, giải phẫu cơ thể người.

Khi sự phát triển của khoa học thực chứng đạt đến đỉnh cao, dưới góc nhìn con người là 1 thực thể cấu thành bởi các nguyên liệu hữu cơ hiện hữu được đo lường, đong đếm chính xác bằng các thang số liệu. “Ở cữ” kiểu Tây – phục hồi sau sinh được thực hiện bằng cách đáp ứng chỉ số thực chứng: số đo huyết áp, chỉ số hồng cầu, chỉ số canxi… Thế giới phẳng, Việt Nam hoà nhập văn hoá phương Tây, và dị bản “ở cữ” mới này đã trở nên rất được lòng chị em tin tưởng khoa học số liệu, bác bỏ thuyết học vô hình.

Đối với khoa học thực chứng, việc giải phẫu và tìm hiểu cơ thể con người đã diễn ra trong nhiều thập kỷ và có những khám phá mang tính lịch sử có ý nghĩa sâu sắc trong việc kéo dài tuổi thọ số đông. Thế nhưng khoa học vẫn luôn nhận định rằng, còn rất nhiều điều chưa biết đến, do những hạn chế trong hiểu biết và cần thời gian để kiểm nghiệm, nghiên cứu. Có rất nhiều biểu hiện bệnh tật phức tạp mà khám nghiệm lâm sàng của y học hiện đại không thể kết luận được. Vậy đâu mới là câu trả lời đầy đủ cho sức khoẻ con người?? 

Theo khoa học vô hình, sức khoẻ của con người ngoài việc được cấu thành bởi các vật chất hữu hình từ cacbon thì còn bị chi phối bởi năng lượng với các dòng chảy khí huyết. Sự sống biểu hiện của dương khí và khả năng điều hoà cân bằng hàn – nhiệt. Cùng với đó sức khoẻ còn chịu ảnh hưởng của cảm xúc và các dòng suy nghĩ gọi khái quát là tâm trạng – tâm lý. Khoa học vô hình tưởng chừng như yếu thế, nhưng ngày càng được khoa học thực chứng chứng thực rõ ràng hơn.

Năm 2017, giải Nobel y học đã công nhận công trình nghiên cứu của 3 nhà khoa học Mỹ  là Jeffrey Hall, Michael Rosbash và Michael Young về “Cơ chế điều khiển nhịp sinh học hàng ngày”. Thông qua công trình này, cho thấy những tri thức khoa học đang được thừa nhận về cơ thể con người lâu nay chỉ là tri thức về một cơ thể chết.

Do đó nhiều giải pháp khoa học đồng loạt đang được ứng dụng để tác động vào cơ thể con người nhằm chữa bệnh hay cung cấp dinh dưỡng, cũng dựa vào những tri thức về cơ thể chết đó. Trong khi cơ thể con người thay đổi theo nhịp thời gian, biến đổi theo từng sát-na trong 24 giờ của một ngày, ngày hôm nay không giống ngày hôm qua, ngày này của năm này không giống ngày này của năm trước, người Việt không giống người Mỹ, người Việt ở Cà Mau không giống người Việt ở Lạng Sơn, người Việt đang ngồi trên máy bay không giống người Việt đang ngồi ngắm biển.

Điều này đã gián tiếp chứng thực khoa học vô hình có giá trị vượt lên trên hiểu biết của con người. Như vậy, rõ ràng “ở cữ” phương Đông áp dụng cho người phương Đông là 1 nghệ thuật sống bao quát và trực diện về sức khoẻ con người phương Đông hơn cả. Y học Phương Tây lúc này sẽ đóng vai trò hỗ trợ kiểm tra tiến trình phục hồi, bởi “ở cữ” phương Tây hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn để phản ánh sức khỏe toàn diện đặc biệt là với người phương Đông, đang sống trên thổ địa phương Đông. 

Ở CỮ – DETOX ĐỈNH CAO CỦA NGƯỜI VIỆT (PHẦN 1)

3/ Ở cữ và những truyền thuyết dân gian: 

Ở cữ là thời gian phục hồi sau sinh, phụ thuộc vào thể trạng từng người, ở từng vùng miền mà sự cần thiết của các phương pháp khác nhau, biểu hiện hiệu quả khác nhau. Các phương pháp ở cữ lấy lý thuyết năng lượng âm dương, điều hoà khí huyết hàn – nhiệt nên cơ sở trí tuệ phương Đông cần sự tự đánh giá của người ứng dụng cùng với thời gian để chiêm nghiệm. 

Sức khoẻ con người biểu hiện ở tứ trụ: sinh lực gốc – lối sống – môi trường – tâm lý. Do đó, khi đối diện biến cố lớn – sinh nở, thì các biểu hiện của tứ trụ sẽ bộc lộ rõ nét. Ví dụ: với những phụ nữ có bố mẹ là người phía bắc, chào đời và sinh sống ở phía Bắc sẽ có khả năng chịu lạnh tốt hơn người miền Nam và ngược lại. Người miền núi trong bữa ăn sẽ nhiều thịt, người miền biển thì nhiều cá khi trải qua sinh nở, người miền núi sẽ chọn ăn thịt kho mặn kiêng cá, người miền biển sẽ chọn ăn cá biển nhỏ mà kiêng gà vịt.

Ở CỮ – DETOX ĐỈNH CAO CỦA NGƯỜI VIỆT (PHẦN 1)

3.1. Tránh gió, tránh lạnh trong ở cữ:

Con người là 1 sinh vật hằng nhiệt, duy trì ở mức nhiệt 36-37 độ. Mọi hoạt động sống đều sinh nhiệt, và cũng nhờ có nhiệt để hoạt động trơn tru.

Cơ thể phụ nữ khi vào cuộc sinh mọi huyệt đạo, lỗ chân lông, cùng với bộ phận sinh nở đều mở toang khiến cơ thể bị nhập hàn. Kết thúc cuộc sinh, bánh nhau bứt ra khỏi tử cung, tương tự như cắt đứt 1 phần máu thịt. Cơ thể lúc này chịu 1 tổn thương cực lớn gây mất máu, tổn hại sinh khí, khả năng điều tiết nhiệt độ kém. 

Khi này, nếu nhiệt độ bên ngoài giảm sâu, hoặc gặp gió mạnh, nước lạnh cơ thể sẽ dễ dàng nhiễm hàn. Vì thế sau sinh, chị em vẫn thường được các bà các mẹ dặn tránh gió, tránh nước là vì vậy. Tuy nhiên với những chị em từ nhỏ sống ở vùng lạnh, khả năng chịu lạnh tốt, hoặc thường xuyên vận động chân tay thì có khả năng chống nhập hàn tốt hơn.

Ngoài ra, vì cơ chế tiết sữa ngay sau sinh. Vùng ngực làm việc cật lực để tạo sữa số lượng lớn. Đây là hoạt động mới, mãnh liệt sau sinh nên nửa trên sẽ rất nóng – dân gian gọi là “rực sữa”. Điều này gây ra cảm giác “nóng giả”. Vì tổn thương vùng tử cung là cơ thể lạnh sâu, nhưng hiện tượng rực sữa khiến các sản phụ cho rằng mình rất nóng. Đặc biệt ở những người có cân nặng lớn (tích mỡ ngực bụng lưng làm giảm khả năng thoát nhiệt), cảm giác rực sữa càng gấp nhiều lần hơn. 

Nếu không thực sự hiểu rõ cơ thể mình, phụ nữ rất dễ chủ quan và gây ra những hệ luỵ sức khoẻ về sau. Điển hình là không lưu thông khí huyết, đau trục lưng cổ vai gáy; chuyển hoá kém, rối loạn chuyển hoá, gây béo bụng, tuổi càng cao bụng càng to, bụng càng to, mông càng teo. 

Vậy tránh gió, tránh lạnh là việc cần thiết! 

3.2. Ăn chín uống sôi – ăn cay mặn uống đắng chát trong ở cữ:

Sau sinh cơ thể hàn sâu. Các món ăn tươi sống (rau sống, gỏi tươi, tiết canh,…)  mang tính cực hàn sẽ làm cơ thể suy yếu thêm dễ sinh tiêu chảy, đau bụng. Khác với nguy cơ nhiễm sán, nhiễm trùng, vi khuẩn, virus mà Tây y khuyến cáo, bởi sán trùng… là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có tính nguy cơ, nhưng đối với “kinh nghiệm” chăm sóc ở cữ thì khẳng định phải kiêng bỏ hoàn toàn.

Vị cay mặn đắng chát có dương tính cao, giúp giải hoá âm hàn, cơ thể sau sinh bị mở toang nhờ tính co rút của tứ vị này để co kéo lại. Cay trong tiêu, gừng, quế; mặn của mắm, muối, tương đậu nành lâu năm; đắng của ngải cứu, ích mẫu, chè vằng; chát trong nghệ, dủ dẻ, đinh lăng… chính là những cái tên quen thuộc của “ở cữ” dân gian.

3.3. Giảm tiếp xúc trong ở cữ:

Sau sinh, mẹ và bé cần có thời gian để nghỉ ngơi và đặc biệt là làm quen với nhau. Mẹ làm quen với việc chăm sóc con, con làm quen với mẹ với môi trường mới hoàn toàn. Trẻ sơ sinh như chim non mới nở, sẽ nhận người chăm sóc và cho bú làm mẹ.

Thị giác còn rất kém nên trẻ sẽ nhận biết bằng mùi cơ thể. Nếu trẻ được bế bởi nhiều người khác nhau, nhiều giờ trong ngày, trẻ sẽ bất an vì không nhận biết được chính xác mẹ là ai. Bản năng sợ chết, sợ mất nguồn sống khiến trẻ hoảng loạn, quấy khóc, đòi bú liên tục để kiểm tra nguồn sống. 

Do đó, phụ nữ sau sinh cần được ở riêng với con. Người nhà chỉ giúp đỡ các việc vệ sinh em bé trong thời gian mẹ kiêng nước lạnh, giúp đỡ nấu nướng, giặt giũ, tuyệt đối không tham gia bế ẵm em bé quá nhiều, khiến bé tách mẹ. 

Giảm tiếp xúc là giảm tiếp xúc của trẻ nhỏ với các đối tượng khác. Ngoài ra, trong giai đoạn mới sinh cả mẹ và bé đều là các sinh linh yếu ớt. Nếu gặp những người có năng lượng tiêu cực quá nhiều sẽ khiến mẹ và bé căng thẳng. Đấy chính là hiện tượng “phải vía” dân gian thường nhắc đến. Lửa là nguồn năng lượng tích cực, sưởi ấm và xua tan năng lượng tiêu cực. Do đó đốt vía là hành động hỗ trợ có căn cứ của khoa học vô hình.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x