MỤC LỤC BÀI VIẾT
Sinh lực gốc là 1 khái niệm mới mẻ trong tri thức sức khỏe. Số đông nhận định tình trạng sức khoẻ sơ sinh là “cơ địa”, và mặc nhiên cho rằng đấy là sự đã rồi, vấn đề không thể can thiệp, và không thể thay đổi. Đây là nhận định thiếu hiểu biết.
1. SINH LỰC GỐC LÀ GÌ?
Sinh lực gốc là 1 trong tứ trụ gây dựng nên nền tảng sức khoẻ toàn diện của mỗi con người. Sinh lực gốc là khái niệm chỉ tình trạng sức khoẻ của trẻ sơ sinh khi chào đời. Sinh lực gốc được thu dưỡng trong 9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ. Là hệ quả của sức khoẻ người bố và người mẹ, trong đó bố 1 phần mẹ 9 phần.
Quá trình thu dưỡng sinh lực gốc bắt đầu từ gen di truyền và chia làm 3 giai đoạn: Thụ tinh – Dưỡng thai – Chào đời. Xuyên suốt quá trình này, sức khoẻ của người mẹ là chìa khoá sức mạnh của trẻ, là nền tảng trọn đời, là bước chân đầu tiên ở vạch xuất phát để xây dựng sinh lực gốc đầu đời và theo trẻ đến mãi mãi về sau.
2. CÁCH YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN SINH LỰC GỐC:
2.1. Gen – tiền đề của sinh lực gốc:
Đây là yếu tố tự nhiên quyết định hình thái và nội hàm sức khỏe của trẻ. Gen nằm trong tinh trùng và trứng, là yếu tố xác định và được kết hợp ngẫu nhiên dường như không thể can thiệp.
Tuy nhiên, bằng sức mạnh ý chí, người mẹ có thể điều hướng sự kết hợp gen mong muốn. Dựa trên 2 họ, 4 bên, người mẹ hoàn toàn có thể mong muốn con mình mang sức vóc của những thành viên ưu tú trong gia phả. Đây là yếu tố năng lượng, luật hấp dẫn, dựa trên di truyền thực tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lực gốc.
2.2. Quá trình thụ tinh – quá trình hình thành sinh lực gốc:
Trước khi quá trình thụ tinh diễn ra, người bố và người mẹ phải có thể trạng khỏe mạnh hoàn toàn. Mọi loại bệnh tật đều phải được chữa khỏi dứt điểm, mọi thói quen xấu cần loại bỏ trước khi quyết định “thả bầu”.
Đặc biệt là các vấn đề nam khoa, phụ khoa, bởi cơ quan sinh dục khỏe mạnh đảm bảo môi trường lý tưởng cho quá trình thụ tinh thuận lợi. Đồng thời thực hiện quan hệ tình dục khoa học, chú ý đến tần suất (ít nhưng chất lượng) và thời điểm rụng trứng để tạo được hiệu quả thụ tinh tốt nhất.
Cơ thể bố mẹ khoẻ mạnh đảm bảo cho tinh trùng và trứng cũng khỏe mạnh, tạo ra phôi thai khỏe mạnh. Chú ý hơn ở sức khoẻ mẹ, bởi cơ thể mẹ là cái nôi nuôi con. Tất cả những điều này nhằm giảm thiểu các vấn đề sức khỏe phát sinh trong hành trình mang thai của cả mẹ và bé, mục tiêu đạt được thai kỳ khỏe mạnh.
**LƯU Ý: SỨC KHOẺ CỦA MẸ LÀ CÁI NÔI NUÔI CON, LÀ NỀN TẢNG CỦA SINH LỰC GỐC:
Sức khoẻ thai nhi và trẻ dưới 1 tuổi phản ánh chính xác sức khoẻ của mẹ. Trẻ khoẻ, chứng tỏ mẹ khoẻ – sinh lực gốc tốt và ngược lại. Điều này biểu hiện rõ nét qua các triệu chứng bệnh tật và lối sống, thói quen sinh hoạt:
– Mẹ có tiền sử thiếu máu, hoặc lối sống công nghiệp bao gồm: tiêu thụ thực phẩm công nghiệp, thức khuya, dùng chất kích thích, sử dụng thiết bị điện tử thời gian dài liên tục…
Những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sắt mẹ cung cấp cho con. Trẻ có mẹ thiếu máu hầu hết thiếu sắt và biểu hiện ngay ở tháng tuổi thứ 4.
– Mẹ lạm dụng kem chống nắng và các liệu pháp chống nắng quá mức khiến cơ thể thiếu vitamin D. Kéo theo thai nhi thiếu D và hàng loạt hệ luỵ bao gồm: ảnh hưởng đến quá trình cốt hoá xương, quá trình vận hành hệ miễn dịch, quá trình cấu tạo các hormone quan trọng tham gia vào hàng loạt các hoạt động sống của thai nhi.
Thiếu D cơ thể mẹ có đề kháng kém. Dẫn đến thai kỳ vất vả, tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh trưởng của thai nhi – quá trình kiện toàn sinh lực gốc.
Trốn nắng và sinh hoạt về đêm càng làm căng thẳng thêm tình trạng mất ngủ và thiếu máu ở phần lớn phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
– Mẹ sử dụng các thực phẩm tiệt trùng, tinh luyện đã triệt tiêu hoàn toàn vi chất tự nhiên. Dẫn đến cơ thể không có đủ vi chất từ thực phẩm. Do đó vi chất trong sữa mẹ cũng nhanh chóng thiếu hụt (vitamin D, K, kẽm, sắt…) khi trẻ chưa kịp đủ tuổi hấp thụ từ thực phẩm (trẻ đủ răng – sau 1 tuổi).
– Công nghiệp làm đẹp đã tẩm hoá chất từ đầu đến chân mọi phụ nữ phổ thông trong thời gian dài. Việc làm sạch quá mức, ướp hoá mỹ phẩm quá mức sẽ triệt tiêu hệ vi sinh có lợi trên da, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại tăng sinh (viêm da do vi sinh vật demodex tăng đột biến vì lạm dụng mỹ phẩm chứa corticoid là 1 hiện tượng rất phổ biến).
– Mùi hương nhân tạo làm căng thẳng thần kinh trung ương và rối loạn hệ vi sinh vật hô hấp ở đường mũi, họng.
– Mẹ lạm dụng thuốc tây (bao gồm cả kháng sinh, kháng viêm và các loại thuốc bôi, thuốc đặt khác…). Tất cả các chế phẩm này đều có tác dụng triệt tiêu hệ vi sinh vật có lợi và phát triển hệ vi sinh vật có hại trên cơ thể mẹ. Sữa mẹ hàm chứa gen khiếm khuyết của hệ vi sinh vật lệch lạc. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 1 tuổi đã có trong người các loại vi khuẩn kháng với kháng sinh thông dụng như tetracycline, amoxicillin/augmentin.
– Mẹ có sinh lực gốc yếu: bố mẹ là những em bé sinh non, bố mẹ có tuổi thơ lạm dụng kháng sinh, bố mẹ được nuôi bằng sữa.công.thức, bố mẹ có thói quen ăn lệch, bố mẹ mắc bệnh tiêu hoá, hô hấp mãn tính…
Tất cả những điều này chi phối sức khoẻ của mẹ bao gồm: hệ miễn dịch, hệ vi sinh vật, các nhịp sinh học của cơ thể với các móc nối của hệ tiêu hoá – hệ bài tiết – hệ thần kinh.
Khi mẹ có sức khoẻ kém, các hoạt động cơ thể rối loạn sẽ đều di truyền lại cho con.
2.3. Quá trình dưỡng thai – quá trình xây dựng sinh lực gốc:
“Con vào dạ, mạ đi tu” nghĩa là dưỡng thai phải có nguyên tắc. “Đi tu” là tu khẩu và tu tâm, trong đó tu khẩu bao gồm tu lời nói và miếng ăn, tu tâm bao gồm tu tâm hồn và trí tuệ.
Quá trình dưỡng thai 9 tháng 10 ngày cũng là thời gian hình thành, và lớn lên với tốc độ nguyên tử. Các quá trình sinh hoá diễn ra liên tục, và bất cứ tác động nào đến sức khỏe và tinh thần của mẹ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tương ứng vào sức khoẻ và tính cách, tâm hồn của con, cũng chính là quá trình xây đắp sinh lực gốc.
Quá trình dưỡng thai này là bước đệm để quá trình chào đời thuận lợi. Mục tiêu sức khỏe mẹ bé ổn định, bé có cân nặng trong khoảng 2,6-3,2kg phù hợp với khung xương các bà mẹ Việt giúp cho việc đẻ thường suôn sẻ.
2.4. Quá trình chào đời – quá trình kiện toàn sinh lực gốc:
Là quá trình chuyển dạ, và chui ra khỏi cơ thể mẹ của bé. Do các giới hạn của kiến thức và sức khỏe, phụ nữ ngày nay lệ thuộc việc sinh đẻ hoàn toàn vào các yếu tố bên ngoài: bệnh viện, đội ngũ y bác sĩ,… Vì thế phần lớn các ca sinh đẻ sẽ phải can thiệp.
Chính vì thế để có quá trình chào đời thuận lợi, mẹ buộc phải tu trí tuệ, tức là học tập các kiến thức về sức khỏe, dinh dưỡng, y khoa trong đó biết cách chữa bệnh bằng các phương pháp tự nhiên, hiểu biết về quá trình chuyển dạ, biết cách ăn uống để tăng cân hợp lý…
Việc sinh thường giúp trẻ có điều kiện phát triển hệ hô hấp và hệ tiêu hoá tốt nhất. Bởi khi sinh thường trẻ sẽ có điều kiện chui qua khe hẹp, khiến phổi nở, đồng thời tiếp xúc vi sinh vật qua đường âm đạo, hậu môn của mẹ – những vi sinh vật giúp hoàn thiện hệ tiêu hoá và tác động vào quá trình kích hoạt, hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ.
Quá trình chào đời này còn bao gồm cả việc da kề da và bú mẹ thành công. Da kề da giúp tăng sinh hệ vi sinh vật trên da cho trẻ có tác dụng tương tự với việc tiếp xúc hệ vi sinh vật âm đạo, hậu môn của mẹ. Việc bú mẹ thành công sẽ giúp trẻ nhanh chóng hoàn thiện hệ tiêu hoá, đặc biệt là đường ruột bởi sữa mẹ có các thành phần bảo vệ, hoàn thiện niêm mạc ruột cũng như nuôi dưỡng hệ vi sinh vật tiêu hoá tốt nhất.
(Với các bé sinh mổ, việc bú mẹ càng quan trọng hơn, bởi sự thiếu hụt vi sinh vật dễ khiến trẻ mắc bệnh, việc bú mẹ sẽ giúp trẻ được bảo vệ nhờ nguồn đề kháng từ mẹ, đồng thời có điều kiện hoàn thiện hệ vi sinh vật nhanh nhất có thể)
Ngày nay, việc có con tự nhiên đã dần trở thành khó khăn với nhiều cặp đôi. Do đó, hiểu biết về sinh lực gốc sẽ là 1 cánh cửa khác để lật lại ván bài số phận trước khi phải can thiệp y tế, hoặc điều này cũng sẽ hỗ trợ nhất định cho việc can thiệp thuận lợi. Hơn hết, hiểu biết về sinh lực gốc giúp các bà mẹ đang mong con và đang trong thời gian thai kỳ có sự chuẩn bị đúng đắn và đầy đủ cho sinh linh bé bỏng.