Hành vi xã hội phụ thuộc vào niềm tin của số đông. Vì thế, song hành với sự phát triển của xã hội, các hệ thống đạo lý triết học của các tôn giáo, tín ngưỡng được duy trì và phát huy.
Từ đó, định hình hệ thống lý luận đạo đức phổ quát về cách cư xử giữa người với người. Là cơ sở xác lập nên tư duy thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật. Đồng thời, chi phối quan điểm khoa học. Tất cả là nền tảng gây dựng nên hình thái xã hội.
Dần theo thời gian, việc tích luỹ của cải tăng lên, công cuộc bùng nổ kinh tế thị trường đã thiết lập lại trật tự xã hội. Khi sự chuyên môn hoá trở thành xương sống cho sự phát triển. Con người trở nên vô thần, và sống xa rời tự nhiên.
Truyền thông lên ngôi manh nha điều hành 1 hệ ý thức tôn giáo mới. Nơi nó tạo ra những luồng thông tin khổng lồ có sức mạnh thâu tóm dư luận, từ đó dựng nên cơ sở lý luận mới phục vụ cho việc “kích thích tiêu dùng”.
Kích thích tiêu dùng là mục tiêu tối thượng của truyền thông. Do đó, truyền thông buộc phải tạo ra những cuộc đua vật chất.
Bắt đầu bằng cách viết lại tư duy thẩm mỹ. Nếu trước đây cái đẹp gắn liền với sức lao động, khả năng sinh sản, khả năng chăm sóc người già, trẻ nhỏ – những yếu tố rất tự nhiên phục vụ cuộc sống và sự duy trì giống nòi; thì nay, cái đẹp đã trở nên phi thực tế. Cái đẹp hiện tại đi sâu vào từng chi tiết, khiến con người tham bát bỏ mâm, quỹ thời gian 24h ít ỏi khiến ngta chỉ đủ để chăm chút ngoại hình và nhanh chóng bỏ bê tri thức.
Truyền thông tiếp tục làm tụt, làm mất khả năng sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật vị nhân sinh. Nó cổ súy cho các tác phẩm chất lượng kém (điện ảnh sốc – se.x – sến là 1 ví dụ) để thỏa mãn những bộ não ưa hình thức, khiếm khuyết tư duy, lười suy nghĩ.
Và đặc biệt, truyền thông đề cao phát triển khoa học xa rời tự nhiên. Hơn thế nữa, truyền thông còn mượn danh khoa học để lan truyền 1 nửa sự thật do kém hiểu biết, hoặc bất chấp để kích thích tiêu dùng.
Công cuộc kinh tế thị trường là nơi mà kiến thức được cho đi hằng ngày hằng giờ, cho đi số lượng lớn, cho đi bền bỉ theo năm tháng. Khi đó, mọi kiến thức mà xã hội hấp thụ được sẽ đến từ các đơn vị kinh doanh sản phẩm. Bởi cũng chỉ có các đơn vị kinh doanh sản phẩm mới đủ khả năng, sức lực và sự bền bỉ để phổ biến 1 loại kiến thức nào đó (dân mar chúng tôi gọi là educate thị trường).
Riêng với thị trường mẹ và bé, 1 thị trường khổng lồ với nhu cầu tiêu dùng KHÔNG BAO GIỜ NGƯNG. Dù cho kinh tế khủng hoảng hay thịnh vượng thì thị trường này luôn có sức mua cực kỳ lớn. Đặc biệt, có 1 nghịch lý là, xã hội có dấu hiệu sinh đẻ tự nhiên giảm, số trẻ sơ sinh giảm đi qua các năm, nhưng sức mua lại tăng qua mỗi năm.
Kiến thức chăm con mà các mẹ tự hào đều đến từ các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm. Và hãy cùng Thỏ xem xem, tư bản đã làm được những gì?
1. Trào lưu nuôi con easy từ đâu??
Từ hội bán sách easy, sách đọc vị, từ anh bán nhộng, từ chị bán máy tiếng ồn trắng, từ cô bán ti giả, từ chú bán cũi, từ ông bán máy tạo ẩm, từ bà bán camera phòng ngủ…
Trên thực tế, không cần bất cứ thứ gì nêu trên, em bé cũng ăn ngon, ngủ yên, mà vẫn tối ưu hoá được sức lực chăm sóc của mẹ, và tiết kiệm chi phí tối thiểu đến mức bằng 0.
2. Máy hút sữa là trợ lực thần thánh?
Tại sao máy hút sữa phổ biến và ai cũng tin rằng nuôi con sữa mẹ là phải dùng máy hút sữa; ai cũng đinh ninh rằng máy hút sữa sẽ giải quyết được tắc tia, nứt cổ gà, ti thụt, ti to, con không bú mẹ?
Nhờ hội bán máy hút, nhờ anh bán phễu hút, nhờ chị bán túi trữ, nhờ cô bán tủ lạnh mini, nhờ chú bán bình bú, nhờ ông bán máy hâm, nhờ bà bán máy tiệt trùng…
Trên thực tế, máy hút sữa chỉ sử dụng sau thời gian nghỉ thai sản. Chủ yếu là sau 6 tháng với các nước đang phát triển, và thậm chí không cần dùng đối với các nước phát triển có thời gian thai sản lên đến 1-2 năm. Vì sau 1 tuổi, trẻ ăn là chính, sữa mẹ chỉ còn là bữa phụ để duy trì đề kháng mà thôi.
Và quan trọng hơn:
– mhs là nguyên nhân tăng nguy cơ tắc sữa, viêm vú, áp xe, nhiễm trùng đầu ti, nhiễm trùng đường tiêu hoá của trẻ (10 bà hút thì 9 bà tắc)
– mhs là nguyên nhân giảm khả năng duy trì sữa mẹ cho đến khi 2t. Do sự vất vả, bất tiện đối với mẹ
– mhs làm giảm chất lượng sữa mẹ gây hoang mang về niềm tin nuôi con tự nhiên
– mhs gây ra hàng loạt các nội dung kiến thức phải học như vê sinh máy móc, bình bú, tiệt trùng, quy trình hút trữ – những loại kiến thức thời vụ, tốn tgian học hỏi như sử dụng ngắn hạn. Khiến người mẹ cảm thấy nuôi con là gánh nặng lớn lao…
3. Vitamin D3k2 – thần dược chiều cao, đề kháng?
Vì đâu, bỗng dưng xã hội gật gù với nhau về việc bắt buộc bổ sung D3 đối với trẻ sơ sinh và D3K2 đối với trẻ cai sữa để hấp thụ canxi tối ưu và phát triển đề kháng toàn diện.
Vì anh dược sĩ, vì cô bác sĩ, vì các cty dược và vì những báo cáo khoa học đã lỗi thời.
Tại sao những báo cáo khoa học đã lỗi thời lại không được cập nhật?? Vì ế D3K2 thì sao? Vì danh tiếng 7 năm y, 5 năm dược. Vì nguồn lợi nhuận vcl. Chẳng phải người ta đã phát triển khoa học rời xa tự nhiên, và đang mượn danh khoa học để lan truyền 1 nửa sự thật do kém hiểu biết, hoặc bất chấp để kích thích tiêu dùng đó thôi.
Các so sánh về chiều cao xưa và nay mà xã hội truyền miệng nhau đã bỏ qua rất nhiều dữ liệu quan trọng như: điều kiện dinh dưỡng, điều kiện tinh thần, điều kiện vận động,… Các mẹ chỉ tập trung vào vấn đề dinh dưỡng và nhanh chóng đi đến kết luận rằng ngày nay thực phẩm bẩn tác động vào khả năng hấp thụ của thế hệ mầm non khiến họ buộc phải sử dụng các sản phẩm bổ trợ mà phó mặc hiệu quả cho “nghiên cứu khoa học”.
Trong khi cách dễ hơn là lựa chọn thực phẩm tốt. Nhưng sự chuyên môn hoá đã khiến các bậc cha mẹ mất năng lực đánh giá, nhận biết để tìm được nguồn thực phẩm tốt. Họ dễ dàng bị dắt mũi và lâm vào sự hoang mang thị trường thật giả lẫn lộn. Lại 1 lần nữa họ chọn bổ sung nhầm còn hơn bỏ sót.
Thế nhưng, mỗi ngày qua đi, khoa học lại “à” lên rằng, thứ gì bổ sung thì đều vô nghĩa.
Và còn vô vàn những “sản phẩm” vô tri trên thế giới này!
Xã hội vật chất đã tạo nên tôn giáo “thị trường”, nơi mà tư duy tiêu dùng ngự trị do sự chuyên môn hoá đạt đến đỉnh cao, người ta khước từ việc hoàn thiện bản thân với những tri thức đời sống toàn diện. Cuối cùng, thế hệ mầm non phải gánh chịu hậu quả của sự “thể hiện” trong nỗi “kém hiểu biết” của bậc cha mẹ lệch lạc.
#nuôi_con_0đ khó lắm ai ơi