TOP 12 MÓN ĐỒ VÔ DỤNG TRONG GIỎ ĐỒ ĐI SINH (p1)

TOP 12 MÓN ĐỒ VÔ DỤNG TRONG GIỎ ĐỒ ĐI SINH (p1)

Bắt nguồn từ những nhận định sai lầm trong việc “cho con bú”, cùng với ảnh hưởng của quảng cáo rời xa sinh lý trẻ sơ sinh mà thế giới tạo ra những sản phẩm vô dụng dành cho trẻ sơ sinh. Các sản phẩm này không những không có ích và còn có thể đem lại những tai hại vô cùng lớn mà các mẹ ít biết. Cùng điểm danh 12 món đồ vô dụng trong giỏ đồ đi sinh nhé các mẹ:

1. Miếng nhựa trợ ti vô dụng trong giỏ đồ đi sinh:

    Theo quảng cáo, miếng nhựa này giúp trẻ ngậm được vú mẹ, hỗ trợ bú tốt với các mẹ ti to, ti nhỏ, ti thụt… đồng thời làm giảm các biến chứng vú như nứt cổ gà, tưa vú… Thực tế miếng nhựa này làm giảm cảm nhận bú đúng của cả 2 mẹ con, dễ tụt và khó bắt khớp ngậm. Món đồ không những vô nghĩa khi chuẩn bị vào giỏ đồ đi sinh mà còn cản trở hiệu suất, hiệu quả của quá trình nuôi bú trực tiếp:

    – Khớp ngậm không chính xác: do miệng trẻ không tiếp cận được quầng thâm, không thể bặm đúng vào thịt mẹ – vùng ⅔ quầng thâm để chốt đúng khớp ngậm.

    – Mầm mống tắc tia, viêm vú, nấm vú do khớp ngậm ko chính xác, vệ sinh đầu vú không đc kiểm soát (bú trực tiếp hoàn toàn thì miệng trẻ chính là dụng cụ vệ sinh vú mẹ tích cực với hệ vi sinh miệng trẻ. Lúc này vệ sinh chỉ cần tắm rửa bình thường – chỉ chú ý với các vú có bề mặt đầu ti lõm. Còn dùng miếng trợ ti yêu cầu mẹ phải vệ sinh kỹ – 1 hoạt động thừa thãi, mất thời gian và có thể gây các bất lợi cho đầu ti: bẩn sẽ nhiễm nấm, mà sạch quá thì mất lớp bảo vệ tự nhiên lại cũng nấm)

    – Mầm mống nhiễm trùng do vấn đề vệ sinh miếng trợ ti: Miệng trẻ và vú mẹ cách nhau bởi miếng trợ ti, do đó 1 mặt sữa chảy, 1 mặt là nước bọt trẻ. Việc vệ sinh tiệt trùng miếng trợ ti lại cần chú trọng =>> tốn thời gian, lích kích, phiền hà.

    – Cảm xúc cho bú của mẹ ko chân thật, khiến tinh thần mẹ càng căng thẳng, ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa và tiết sữa.

    – Giảm tiếp xúc da kề da và cản trở sự nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ qua đường bú vú, làm giảm hiệu suất đề kháng đối với trẻ đau ốm.

    Giải pháp đơn giản, chỉ cần trẻ bú đúng khớp ngậm tiêu chuẩn với việc miệng trẻ ngậm vào ⅔ quầng thâm thì dù mẹ có hình thái đầu ti như thế nào trẻ cũng bú được sữa. Đúng khớp ngậm giúp mẹ không đau, con bú hiệu quả do đó không có biến chứng tổn thương đầu ti.

    TOP 12 MÓN ĐỒ VÔ DỤNG TRONG GIỎ ĐỒ ĐI SINH (p1)

    2. Bình bú (và các dụng cụ đi kèm như nước rửa bình, dụng cụ tiệt trùng, cọ rửa bình) vô dụng trong giỏ đồ đi sinh:

      Trẻ sơ sinh có dạ dày siêu nhỏ, chỉ bằng quả quất, dung tính khoảng 5-10ml tuỳ từng bé. 5-10ml nhìn qua thì nhỏ, nhưng đối với trẻ sơ sinh quãng 5ml đến 10ml là 1 khoảng cách rộng, do đó việc không tương thích lượng sữa hợp lý sẽ khiến trẻ rất dễ bị giãn dạ dày và mất khả năng cảm nhận sự no. 

      Sử dụng bình bú ngay sau sinh là khởi đầu làm xuất hiện hiện tượng thiếu sữa mẹ. Do trẻ thụ động tiếp nhận sữa nên dễ dạ dày dãn quá định mức, mất khả năng cảm nhận no. Đồng thời bình bú làm hỏng khớp ngậm ti mẹ trực tiếp. Do hình thái núm vú bình bú khác vú mẹ, cơ chế xuống sữa bình bú khác vú mẹ. 

      Trẻ sức yếu chưa bú được nhiều, miệng lại không quen bú vú, đồng thời vú mẹ những ngày đầu sau sinh là sữa non đặc, dính, lượng ít. Tạo ra cảm quan hụt sữa tâm lý, khiến trẻ bực bội, khóc lóc, không hợp tác bú vú. Trẻ bú ít, mẹ thấy con khóc lóc thì đâm sợ hãi, căng thẳng, từ đó dẫn đến hụt sữa mẹ thực sự.

      Trong các trường hợp hi hữu không cho bú được ngay, các mẹ có thể cho con ăn sữa bằng xilanh hoặc cốc uống sữa sơ sinh để bảo vệ khớp ngậm bản năng nguyên thuỷ của trẻ.

      Với việc loại bỏ bình bú thì: nước rửa bình, dụng cụ tiệt trùng bình, cọ rửa bình đồng loạt “vô dụng” trong giỏ đồ đi sinh.

      TOP 12 MÓN ĐỒ VÔ DỤNG TRONG GIỎ ĐỒ ĐI SINH (p1)

      3. Sữa công thức vô dụng trong giỏ đồ đi sinh:

        Sữa công thức là thức ăn khó tiêu đối với trẻ sơ sinh. Vì có thành phần dinh dưỡng với các hạt cầu béo, và protein quá cỡ so với lông mao ruột của trẻ, dẫn đến khó thẩm thấu. Và việc khó thẩm thấu này khiến các lông mao ruột quá tải, trực tiếp gây tổn thương ruột. 

        Thêm nữa, đường ruột trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, có nhiều khoảng lông mao còn thiếu nên bị hở. Trẻ cần thời gian để phát triển lông mao ruột, lấp chỗ hở, nhưng sct không có thành phần hoàn thiện sẽ khiến ruột trẻ tổn thương vĩnh viễn. Dẫn đến hiện tượng hở ruột gây ra hàng loạt hệ luỵ cho đường tiêu hoá của trẻ – Trang 100-101, sách 68 Ngộ nhận và giác ngộ về nuôi con sữa mẹ của Ths.Sữa mẹ Quốc tế Lê Nhất Phương Hồng.

        Ngoài ra, cơ thể người có 10% tế bào người và 90% tế bào vi sinh vật. Nhưng sữa.công.thức không có tế bào miễn dịch người và không có hệ vi sinh vật người, cũng không có hormone và enzyme người tương thích, sự mô phỏng dinh dưỡng và kháng thể so với sữa mẹ lại không trọn vẹn. Do đó, sữa.ct không có tính xây dựng sự sinh trưởng lành mạnh đối với tế bào người, hoàn toàn không gây dựng sự sống của hệ vi sinh vật đường ruột, vì thế không có khả năng bảo vệ sự phát triển lành mạnh của trẻ sơ sinh.

        Sữa công thức luôn đi kèm bình bú. Do đó, với 1 món ăn khó tiêu, được đổ đầy dạ dày trẻ, sẽ khiến trẻ nhanh no, no lâu. Việc tiêu hoá chậm khiến trẻ mệt mỏi, cuối cùng dẫn đến ngủ sâu – ngủ li bì, mất phản xạ ngủ động, giảm khả năng học hỏi và thích ứng với môi trường mới (môi trường bên ngoài bụng mẹ). Việc “ngủ sâu” tai hại này lại bị nhầm tưởng là ngủ ngon, càng khiến cho sữa công thức được tín nhiệm mù quáng.

        Hiểu đúng về sữa công thức, học các kiến thức nuôi con sữa mẹ, trong đó quan trọng nhất là cách cho con bú đúng khớp ngậm, bế đúng tư thế sẽ giúp các mẹ tự tin loại bỏ sữa công thức vô cùng tai hại thường có trong giỏ đồ đi sinh ngày nay.

        TOP 12 MÓN ĐỒ VÔ DỤNG TRONG GIỎ ĐỒ ĐI SINH (p1)

        4. Gối chống bẹp đầu/gối cố định nằm ngửa vô dụng trong giỏ đồ đi sinh: 

          Trẻ sơ sinh có xu hướng nằm nghiêng đầu vì đường thở rất ngắn và hẹp. Động tác nằm nghiêng đầu giúp trẻ thở tốt hơn. Khi biết nằm nghiêng trẻ còn có điệu hơi ngửa cổ ra sau. Tất cả đều là hành động giúp cho đường thở thông thoáng hơn. Lớn hơn chút, lúc ngủ trẻ còn có rất nhiều tư thế thú vị như 1 diễn viên yoga trình diễn. Cố ép trẻ nằm ngửa, đường thở khó, sẽ kéo dài hiện tượng thở khò khè sinh lý của con.

          Trẻ sơ sinh có cổ ngắn, trục xương sống kéo dài cổ xuống hết lưng gần như thẳng chứ không cong như người lớn, nên gối cao, gối có 1 điểm lõm giữa đều không phù hợp với cơ thể trẻ sơ sinh. Có thể gây khó chịu, khó thở, nhức mỏi…

          Trẻ sơ sinh chỉ cần để đầu nằm trên khăn, cơ thể nằm trên đệm cứng, chiếu cứng. Cùng với các cử động nghiêng đầu tự nhiên (lớn chút thì thay đổi tư thế liên tục), việc này giống như xoay miếng bột trong lòng bàn tay vậy, càng xoay càng tròn. Vì thế gối là dụng cụ cực kỳ thừa thãi trong giỏ đồ đi sinh.

          Riêng với các bé có biến cố trong quá trình sinh, khiến đầu bị móp thấy rõ thì bố mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách kê giường/hoặc đổi đầu giường theo hướng sáng sao cho khi bé nghiêng đầu về hướng sáng thì phần đầu lồi nằm dưới, để phần đầu lõm có không gian phát triển. Bé nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động, mẹ có thể 

          Thực tế việc không sử dụng gối mới chỉ là điều kiện cần, vì để bé tròn đầu, xương sọ phát triển toàn diện thì bé cần được nằm sấp nhiều. Nằm sấp chính là điều kiện đủ. Bởi vận động là chìa khoá của phát triển trí não, nằm sấp thì đầu được nâng cao giúp bé có không gian phát triển não, xương sọ.

          Ngoài ra, nằm sấp nhiều, hằng ngày, giúp bé khoẻ cơ cổ, lưng, trục xương sống, đây là bài tập vận động hợp lý nhất với sinh lý sơ sinh an toàn, và tối ưu giải phóng năng lượng tích cực.

          **Chú ý: Cho trẻ nằm sấp khi trẻ thức, có bố mẹ bên cạnh, dọn giường sạch sẽ, gọn gàng, không để các vật như chăn, gối, thú bông làm vướng trẻ, mất tầm nhìn, hoặc cản trở đường thở.

          TOP 12 MÓN ĐỒ VÔ DỤNG TRONG GIỎ ĐỒ ĐI SINH (p1)

          5. Máy tạo tiếng ồn trắng vô dụng trong giỏ đồ đi sinh:

            Các nghiên cứu cho rằng tiếng ồn trắng làm trẻ tập trung và không bị sao nhãng giấc ngủ bởi các tiếng động bên ngoài, giúp trẻ nhanh vào giấc, và duy trì giấc ngủ lâu hơn và các bà mẹ đua nhau trang bị vào giỏ đồ đi sinh. Thế nhưng, tiếng ồn trắng là 1 chỉ định “trung bình” không mang tính cá nhân:

            • Mỗi đứa trẻ có khả năng thính giác khác nhau thích ứng mức tiếng ồn to-nhỏ khác nhau. Do đó tiếng ồn trắng có thể ảnh hưởng tồi tệ đến khả năng thính giác của trẻ.
            • Mỗi đứa trẻ có mốc phát triển trí não khác nhau nên mức độ tương thích tiếng ồn khác nhau: tần số tiếng ồn, thời gian kéo dài tiếng ồn… Do đó tiếng ồn trắng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phát triển trí não của trẻ.
            • Mỗi đứa trẻ có thai kỳ khác nhau, được sống trong môi trường tiếng ồn gắn chặt với sinh hoạt của bố mẹ khác nhau. Trẻ sơ sinh sống bằng bản năng, và có xu hướng dễ chịu với những điều kiện quen thuộc. Do đó, môi trường tiếng ồn mà bố mẹ thường sinh hoạt hằng ngày đã là 1 phần cuộc sống của con. (Kể cả, nhà bán tạp hoá bên hông chợ ngày nào cũng ồn ã từ sáng đến khuya nhưng đấy chính là 1 phần cuộc sống an toàn của đứa trẻ ở đó). Việc tạo lập nên 1 môi trường tiếng ồn mới không cần thiết, đôi khi còn phản tác dụng (1 số trẻ không hợp tác, quấy khóc thêm, mất thời gian làm quen), thậm chí gây nên 1 sự phụ thuộc vào thói quen sống khiến trẻ phải cai sau này. 

            Nhiều phản ánh từ các trường hợp sử dụng tiếng ồn trắng, cho thấy các bất cập trong sự vào giấc đối với trẻ nhỏ, kèm với hiện tượng phụ thuộc khi trẻ lớn lên. Ở nhiều nghiên cứu mới, giới chuyên môn còn đưa ra các lý thuyết về tiếng ồn nâu, tiếng ồn hồng đa dạng tần số khác nhau nhằm tác động đến giấc ngủ. Nhưng tại sao phải tạo lập môi trường sống “giả” trong khi trẻ đang sống trong thế giới thực, cần học tập, và lắng nghe cuộc sống thật? 

            TOP 12 MÓN ĐỒ VÔ DỤNG TRONG GIỎ ĐỒ ĐI SINH (p1)

            Tiếng ồn trắng vốn dĩ được nghiên cứu và trở thành 1 phương pháp chữa bệnh về tâm lý, thính lực. Nhưng bắt nguồn từ mong muốn giảm tải chăm sóc sơ sinh mà ứng dụng các phương pháp mang tính trị liệu là con dao 2 lưỡi. Để đánh giá mức độ cần thiết thì máy tạo tiếng ồn trắng thực sự nên được loại bỏ khỏi giỏ đồ đi sinh.

            Link tham khảo của bài viết:

            https://www.safesleepspace.com.au/blogs/news/white-noise-for-babies-is-it-safe#

            0 0 đánh giá
            Article Rating
            Theo dõi
            Thông báo của
            guest

            0 Comments
            Phản hồi nội tuyến
            Xem tất cả bình luận
            0
            Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x