XUỐNG SẮC SAU SINH – GIỌT NƯỚC TRÀN LY

XUỐNG SẮC SAU SINH – GIỌT NƯỚC TRÀN LY
Mục lục bài viết

Mụn, nám, tàn nhang, da chảy xệ, da nứt toác, rụng tóc, chảy máu chân răng, tăng cân quá đà… mẹ sau sinh bị chồng chê đời trách, tuesday rình rập. 1001 lý do trên cõi mạng đều dẫn đến cú chốt sâu xa “vì mang thai mà ra”. Nghe rất hợp lý, nhưng mang thai thì sao? Đáng sợ thật ư?

Mang thai, sinh nở, nuôi con bú khiến các hormone như estrogen, relaxin, prolactin, oxytocin… thay đổi mạnh mẽ. Chúng khiến mẹ bầu “mang tiếng xấu”, biểu hiện rõ ở da tóc, sắc vóc, cân nặng…

Về mặt sinh học, sự thay đổi này là nghiễm nhiên và đều có thời gian thích ứng. Cơ thể luôn tự chữa lành mà không cần bất kỳ tác động thuốc men nào. Điều này xảy ra khi người mẹ có lối sống lành mạnh gần với tự nhiên. Mang thai sinh nở cho con bú là một việc tự nhiên.

Còn thực tế thì ba chìm bảy nổi, phụ nữ ngày nay mang thai sinh con quá đỗi cực nhọc:

– Nghén nặng nề ám ảnh, thậm chí kéo dài cả thai kỳ, gây căng thẳng, mất ngủ, hụt năng lượng. Nghén ngẩm lao đao mất hồn mất vía, vẫn rén đít chạy deadline đứt cả chun quần. Tinh thần như dây đàn, cảm xúc hệt đồ thị điện tâm đồ.

– Tăng cân quá đà vì tẩm bổ bất chấp. Tiêu biểu như thức khuya ăn đêm, rồi ăn quá nhiều đạm khiến dư thừa năng lượng, tích mỡ nội tạng, gây rạn da khi mang thai, sau sinh thì chảy xệ.

– “Thanh xuân” sụp đổ, mẹ từng 7749 bước skincare giống như “makeup” nhiều lớp, thiếu 1 bước, quên 1 ngày là mất ngay nét hoàn hảo. Nhưng ngại hóa chất lên con, mẹ đột ngột dừng mỹ phẩm hoàn toàn sẽ khiến làn da vốn hư tổn, mỏng manh không được che đậy. Và “vẻ đẹp hoàn mỹ” biến mất hoàn toàn.

– Ăn uống thực phẩm công nghiệp, la cà trà sữa, food review ăn ngoài nhiều khiến cơ thể tích tụ 1 lượng độc tố. Mang thai, mẹ đột ngột thay đổi chế độ ăn sang healthy khiến cơ thể “sốc phản vệ” – khó ăn, ăn không ngon, dễ buồn bực.

– Vấn đề sức khỏe kiểu bẩm sinh, mãn tính, hoặc mắc bệnh ngay trước thai kỳ;

hay có chế độ ăn lệch, không đủ nhóm dinh dưỡng kiểu low carb/high carb, hay không thích tôm cá nhỏ, các loại rau sống, các nhóm gia vị tiêu, hành, tỏi…

sẽ khiến mẹ có tỷ lệ đau, bệnh, thiếu chất trong thai kỳ nhiều hơn các mẹ khác.

– Estrogen sụt đột ngột, cơ thể sau sinh yếu đi là lẽ tự nhiên. Và ngay lúc đó, các mẹ đã đối xử “tệ bạc” với cơ thể mình không thương tiếc. Coi thường kiêng cữ, ăn uống bạt mạng đồ ăn lạnh, nước đá lạnh. Những hàn âm này kìm hãm sự chữa lành tự nhiên, khiến cơ thể càng xanh xao, lâu phục hồi.

– Trầm cảm sau sinh âm thầm xuất hiện và kéo dài, đặc biệt khi lỡ không cho con bú trực tiếp. Vì khi không cho bú, hormone oxytocin liên quan đến cảm xúc hạnh phúc và bản năng làm mẹ không được tái tạo liên tục, trong khi estrogen chưa kịp phục hồi, người mẹ sẽ rơi vào trạng thái chơi vơi khi chăm sóc con.

Đồng thời, đứa trẻ mới lọt lòng còn lạ lẫm với thế giới bên ngoài, thiếu vòng tay và hơi ấm mẹ luôn bất an, hay quấy khóc, cần rèn luyện vào khuôn khổ. Những mệt mỏi khi nuôi con nhỏ không được bú trực tiếp làm double, triple vấn đề, dễ dàng lấn át tâm trí, đánh dấu hỏi cho các bản năng làm mẹ. 1 tiếng nói âm u luôn vang lên trong đầu “ưu tiên mẹ hay ưu tiên con? Có phải mẹ hạnh phúc thì con hạnh phúc?…”

Các vấn đề trên cùng xuất hiện và tác động qua lại với nhau gây nên căng thẳng, mất ngủ, khủng hoảng, mệt mỏi, nặng nề,… từ đó dẫn tới nám, mụn, tàn nhang, sạm da, đau nhức, thiếu chất,… khiến mẹ xuống sắc trầm trọng.

Còn việc thay đổi hormone và sinh con chỉ là GIỌT NƯỚC TRÀN LY xô đổ giới hạn chịu đựng của mẹ mà thôi.

Vậy làm gì để mẹ luôn “shine bright like a diamond” từ lúc mang thai cho đến cả khi sinh con, cho con bú và nuôi con nhỏ.

1. Hãy lập kế hoạch mang thai để có thời gian update bản thân sao cho tinh thần và sức khỏe tốt nhất. (Bao gồm cả kế hoạch đẻ thưa với các mẹ đã có con)

2. Thay đổi chế độ ăn độc hại bắt đầu từ việc loại trừ đồ ăn công nghiệp, giảm tối đa tần suất ăn ngoài, và detox kệ gia vị không bột ngọt, hạt nêm, dầu tinh luyện, đường tinh luyện. Thiết lập chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng ưu tiên thực phẩm gần gũi với sinh hoạt của mẹ.

3. Không nên tẩm bổ bằng sản phẩm công nghiệp, các loại thực phẩm đại bổ dễ gây tăng cân, và các vấn đề với hệ bài tiết. Đặc biệt có thể dẫn đến thừa chất, mà thừa cũng nguy hại như thiếu.

Tổng kg nặng tăng lên trong thai kỳ khoảng 7-10kg đối với người dưới 1m6; 9-15kg đối với người dưới 1m7. Con sinh ra đạt 2,4kg – 3,3kg với mẹ dưới 1m6, 2,8kg – 3,7kg với mẹ dưới 1m7 là lý tưởng nhất. Để sinh thường không xâm lấn, mẹ đỡ đau, nhanh phục hồi, con đủ điều kiện có khởi đầu trọn vẹn.

4. Chú ý đến vận động – tập thể dục, yoga, bơi,… để rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai của xương khớp, chuẩn bị tốt cho các thay đổi trong quá trình mang thai và sinh nở.

5. Kiểm soát công việc, đặt các mục tiêu hợp lý và có timeline phù hợp khi quyết định mang thai.

6. Chăm sóc da tối giản để không phụ thuộc vào hệ thống mỹ phẩm nhiều bước, dễ thích nghi khi mang thai, an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé.

7. Thống nhất quan điểm chăm sóc thai kỳ, chăm sóc sau sinh, và nuôi dạy con trẻ với những người cùng chung sống.

8. Loại bỏ toàn bộ các nguồn thông tin trái ngược với quan điểm, lối sống khi mang thai, và nuôi con nhỏ.

9. Lựa chọn môi trường sống thoáng, sáng, gần tự nhiên giúp giảm stress, hạn chế các bệnh hô hấp do ẩm thấp, thiếu năng lượng.

“Xuống sắc sau sinh” mang nỗi lo lắng, nhưng lại là cơ hội để mẹ nhận ra vấn đề gốc rễ. Bởi “nhìn cây sửa đất” cũng như “nhìn con sửa mình”, hành trình con lớn chính là cơ hội tuyệt vời để mẹ hoàn thiện từ thân thể, khối óc lẫn tâm hồn.

#chăm_sóc_bà_bầu

#nuôi_con_0đ

P/s: 1 chiếc bụng hoàn hảo không tỳ vết vào tháng thứ 8 của thai kỳ Hạt Nếp.

Nhận book quảng cáo nên sẵn chai dầu mè, chứ post này thuần để nói về chăm sóc thôi nhé quý zị. Đừng mua dầu mè :3

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x