CUỘC ĐUA V.Á.C.XÌ.N

Bài viết trình bày các thông tin lược dịch và tổng kết từ báo cáo của NCBI về việc tiêm v.á.c.x.ì.n mà các nước phương Tây đang triển khai, cũng như đang đặt ra các giả thiết cực kỳ mới mẻ và cấp bách, để anh chị em đang tìm hiểu có thêm kiến thức trước cái nhìn tổng quát của tình hình vác.xìn thế giới.

Báo cáo được trích dẫn trong bài viết này là:

-Báo cáo 1: Những thách thức đối với phản ứng miễn dịch của trẻ sơ sinh đối với nhiễm virus đường hô hấp và tiêm chủng (NCBI (1))

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7712002

-Báo cáo 2: Miễn dịch chuyển giao theo chiều dọc ở trẻ sơ sinh (NCBI (2))

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7136470

1. Nhắc lại về miễn dịch trẻ sơ sinh:

Như các nội dung về miễn dịch mà mình mới đăng gần đây, thì tất cả chúng ta đều biết hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bao gồm: miễn dịch bẩm sinh, đang thiết lập miễn dịch thích ứng (việc này sẽ hoàn thành vào khoảng 3 tuổi) và được nhận hằng ngày miễn dịch thụ động từ sữa mẹ.

Hệ miễn dịch bẩm sinh được hình thành trong quá trình mang thai, và là 1 phần của sinh lực gốc. Hệ miễn dịch bẩm sinh bao gồm:

– Các bộ phận: da, giác mạc, niêm mạc – giống như các bức tường thành.

– Và hệ thống kháng thể cùng với tế bào miễn dịch – giống như đội quân tinh nhuệ. Trong đó kháng thể là quân, tế bào là tướng.

Nếu các bức tường phát triển theo tuổi thai và được nuôi dưỡng bằng dinh dưỡng từ máu mẹ. Thì đội quân sẽ đi từ hệ miễn dịch của mẹ – thừa hưởng các sao chép của hệ miễn dịch thích ứng trưởng thành của mẹ.

Tức là, với 1 em bé có hình thái cơ thể bình thường, nếu mẹ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, đa dạng sẽ góp phần tạo nên hệ miễn dịch bẩm sinh vững mạnh cho con.

2. Ngoài kia, thế giới đang tiêm nhau (vá.c.x.ì.n) kiểu gì?

2.1/ Bối cảnh bệnh tật sơ sinh:

Khi chào đời, trẻ đi từ môi trường không bệnh tật ra môi trường vô vàn bệnh tật. Lợi dụng cơ chế miễn dịch mở, cho phép thiết lập hệ vi sinh vật của trẻ sơ sinh mà mọi mầm mống bệnh tật đều có khả năng xâm nhập thành công ngay thời điểm này vào cơ thể trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh, trong thế giới tự nhiên, thì âm đạo mẹ, sữa mẹ, vòng tay mẹ là yếu tố bảo vệ duy nhất nhờ cơ chế miễn dịch thụ động – truyền kháng thể, tế bào miễn dịch, hệ vi sinh vật từ mẹ sang con qua đường đẻ thường, bú sữa, và da tiếp da. Nhưng, loại bỏ các yếu tố này, do các thay đổi trong tiến bộ y tế (đẻ mổ), cùng với mong muốn và nhận thức nuôi trẻ bằng thức ăn thay thế – s.c.thức, các phương pháp nuôi bú gián tiếp bằng “bình nhựa”, ngủ riêng, quấn chũn. Thì lúc này, vác xìn là yếu tố bảo vệ trẻ duy nhất.

2.2/ Chiến dịch vác xìn toàn thế giới:

Trước bối cảnh bệnh tật phức tạp, khoa học hiện đại thấy rằng việc thiết lập 1 lộ trình tiêm trước bầu, trong bầu với đầy đủ các mũi tiêm, xuyên suốt thai kỳ là cực kỳ cần thiết. Nhằm đảm bảo được lượng kháng thể nhiều nhất, tốt nhất truyền từ mẹ qua nhau thai sao cho đủ để bảo vệ trẻ trong thời gian nhạy cảm, cho đến khi tiêm được mũi vác xìn đầu đời của căn bệnh tương ứng.

Và tất nhiên, đồng thời với tiêm bầu là tiêm trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt theo lộ trình đã được tối ưu độ tuổi để kịp thời bổ sung kháng thể sau khi kháng thể truyền qua nhau thai đã vào giai đoạn thoái hoá.

a/ Tiêm phòng uốn ván, bạch hầu và ho gà trong thời kỳ mang thai:

Vác xìn kết hợp uốn ván, bạch hầu và ho gà vô bào (Tdap) đã đã chứng minh tính an toàn và khả năng miễn dịch của vắc xin này ở các bà mẹ. và trẻ sơ sinh của họ, trừ bệnh ho gà. Do kháng thể ho gà giảm nhanh cho đến khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Để tối ưu hiệu quả tiêm chủng thì NCBI (2) khuyến cáo nên tiêm chủng Tdap cho mỗi phụ nữ mang thai trong mọi thai kỳ, bất kể tình trạng tiêm chủng trước đó như thế nào. Điều này sẽ mang lại nồng độ kháng thể cao ở người mẹ vào cuối thai kỳ, từ đó có thể được truyền ở mức độ lớn hơn đến thai nhi. Mặc dù việc tiêm chủng cho người mẹ trong ba tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ là an toàn và hiệu quả, nhưng chiến lược tốt nhất để đảm bảo nồng độ kháng thể chống ho gà ở trẻ sơ sinh cao dường như là tiêm chủng trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 13 đến tuần thứ 25.

Bên cạnh việc tiêm chủng cho bà mẹ, bảo vệ thụ động cho trẻ sơ sinh thông qua việc giảm phơi nhiễm mầm bệnh bằng cách tiêm chủng cho các thành viên trong gia đình và người chăm sóc trẻ sơ sinh. Bằng cách kết hợp các kỹ thuật bảo vệ này, có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh ho gà trong những tháng đầu đời, cho đến khi trẻ sơ sinh có được khả năng miễn dịch dịch thể và tế bào chống lại mầm bệnh này.

b/ Tiêm phòng cúm khi mang thai:

Theo NCBI (2) thì:

Tiêm phòng cúm bằng vắc xin cúm bất hoạt (IIV) là loại vắc xin duy nhất được khuyến nghị khác trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh cúm nghiêm trọng.

Cơ quan khoa học trung ương Đức, khuyến nghị tiêm phòng cúm cho tất cả phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hoặc có tình trạng bệnh lý từ trước, việc tiêm chủng thậm chí còn được khuyến khích trong ba tháng đầu tiên. Các khuyến nghị tương tự đã được đưa ra ở Hoa Kỳ, nơi khuyến cáo tiêm phòng cúm bất cứ lúc nào trong quá trình mang thai đang phát triển bình thường.

Những khuyến nghị này là kết quả của rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên toàn thế giới về tính an toàn, khả năng miễn dịch và hiệu quả của việc tiêm phòng cúm trong thai kỳ.

c/ Tiêm phòng sởi-quai bị-rubella (MMR) trước khi mang thai:

Không giống như các loại vắc xin ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà và cúm có thể được khuyến nghị trong thời kỳ mang thai, các loại vắc xin sống giảm độc lực như vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR) kết hợp bị chống chỉ định ở phụ nữ mang thai do giả thuyết có nguy cơ lây truyền virus và nhiễm trùng bào thai.

Song song với đó, các nghiên cứu của báo cáo NCBI (2) đều cho thấy ở những quần thể không có dịch và được tiêm chủng đầy đủ thì nồng độ kháng thể sởi, rubella đều thấp hơn so với những quần thể đang có dịch và không được tiêm chủng.

Do đó việc tăng cường MMR chỉ được NCBI (2) khuyến nghị là “có thể” đối với cho phụ nữ dự định mang thai để tránh bệnh nặng cho trẻ nếu tiếp xúc với vi rút sởi hoặc rubella trong thời kỳ mang thai hoặc trong những tháng đầu đời.

3/ Những yếu tố làm suy giảm tác dụng vác.xìn:

Khi triển khai tiêm chủng, và liên tục đo lường hiệu quả, khoa học đã liên tục gặp phải các trở ngại, thách thức. Từ đó đặt ra các mục tiêu nghiên cứu để chạy đua với thời gian, và các biến số để tối ưu hoá chất lượng vác.xìn.

a/ Thời điểm tiêm chủng:

Với chương trình tiêm chủng mở rộng, do các hạn chế của vác.xìn nên có rất nhiều mũi phải tiêm vào tháng thứ 2 (5in1, 6in1, phế cầu, rota…), hoặc tận tháng thứ 6 (cúm, viêm màng não..), thậm chí đến tận tháng thứ 9 (sởi, quai bị, rubella, nhiễm khuẩn máu…) – thông tin lịch tiêm từ VNVC.

Như lịch tiêm cho thấy, con người mới chỉ có thể phòng tránh được bệnh Lao và viêm gan B ngay sau sinh. Còn các căn bệnh khác đều có thời gian chờ. Khoảng thời gian chờ càng dài, càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

b/ Kháng thể từ mẹ:

Kháng thể từ mẹ bao gồm kháng thể truyền qua dây rốn trong giai đoạn mang thai và kháng thể từ sữa mẹ.

Hiệu quả vác xìn bị giảm do kháng thể của mẹ là yếu tố chính ức chế mầm bệnh, chứ không phải hệ miễn dịch thích ứng của trẻ thực hiện. Khả năng kháng thể của mẹ ức chế phản ứng vắc-xin ở trẻ nhỏ được xác định rõ ràng nhất đối với bệnh sởi và ho gà. Đồng thời ​​mức độ tác động của kháng thể của mẹ đến phản ứng có thể khác nhau giữa các loại vắc xin cũng như từng cá nhân, theo NCBI (1).

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lượng kháng thể cao của mẹ ở trẻ sơ sinh cản trở phản ứng miễn dịch cần thiết để tạo ra khả năng miễn dịch dịch thể khi tiêm chủng định kỳ cho trẻ em. Tác dụng ức chế này của kháng thể của người mẹ đối với việc tạo ra kháng thể bởi hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh, thường được gọi là “làm cùn”, có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh đến hơn một tuổi, tùy thuộc vào mức độ kháng thể của người mẹ ở trẻ sơ sinh, lúc sinh thành. Điều thú vị là tình trạng cùn mòn xảy ra bất kể loại vắc xin nào được sử dụng, bao gồm vắc xin sởi, cúm và ho gà, theo NCBI (2)

c/ Kháng thể được tạo ra từ việc tiêm vác xìn:

Trong khi kháng thể đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế lây nhiễm thông qua quá trình trung hòa, thì các kháng thể không trung hòa cũng được tạo ra. Chúng thúc đẩy sự lây nhiễm vi rút và bệnh tật, một hiện tượng được gọi là tăng cường phụ thuộc kháng thể (ADE).

Hiện tượng ADE là khi các kháng thể liên kết với các hạt vi rút cho phép vi rút xâm nhập vào cơ thể, điều này có thể làm thay đổi vi rút và làm tăng bệnh lý vi rút. ADE liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh ngày càng tăng cũng đã được báo cáo đối với các loại vi-rút cúm.

Các nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá khả năng tạo ra kháng thể có thể thúc đẩy bệnh nặng hơn khi phát triển vắc xin cho trẻ sơ sinh. Bởi trong 1 nghiên cứu, ở những người được tiêm vắc xin cúm bất hoạt, năm 2008-2009, có những trường hợp bệnh nặng hơn sau khi nhiễm chủng đại dịch H1N1 so với những người không được tiêm, theo NCBI (1)

d/ Hệ vi sinh vật đường ruột:

Vẫn theo theo NCBI (1) trong báo cáo “Những thách thức đối với phản ứng miễn dịch của trẻ sơ sinh đối với nhiễm virus đường hô hấp và tiêm chủng”, có các khẳng định sau:

Các yếu tố môi trường và di truyền của trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến việc hình thành hệ vi sinh vật và điều này lần lượt thúc đẩy sự phát triển của hệ thống miễn dịch và phản ứng với tiêm chủng. Hệ vi sinh vật đường ruột là nguồn bổ trợ tự nhiên rất quan trọng trong việc tạo ra các phản ứng miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu sử dụng chuột không có hệ vi sinh vật được tiêm vắc-xin cho thấy hiệu giá kháng thể trong huyết thanh ở chuột không có hệ vi sinh vật giảm so với chuột được nuôi thông thường.

4/ Các thách thức nghiên cứu mới:

1 loạt yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng vác.xìn đã khiến các nhà khoa học phải lưu tâm và tìm cách tối ưu hoá chúng:

a/ Do lịch tiêm chủng mở rộng chưa có phương pháp tối ưu vì các hạn chế vác.xìn nên khoa học khuyến cáo tiêm trước bầu, trong bầu và người thân khi chăm sóc mẹ và bé.

b/ Vấn đề kháng thể trung hoà góp phần làm bệnh nặng thêm vẫn đang được nghiên cứu và lưu tâm đặc biệt.

c/ Đối với kháng thể từ mẹ thì theo NCBI (2):

NCBI (2) tổng kết rằng, việc giảm phản ứng vác.xìn ở trẻ sơ sinh có thể làm tăng khả năng nhạy cảm với một số bệnh nhiễm trùng đầu đời. Tuy nhiên, khi xem xét những lợi ích liên quan đến khả năng miễn dịch thụ động có nguồn gốc từ mẹ đối với trẻ sơ sinh, việc giảm miễn dịch được mô tả là một sự đánh đổi có thể chấp nhận được.

Các nghiên cứu đã xác định rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ có tác dụng bảo vệ đối với tình trạng nhiễm trùng ho gà ở trẻ sơ sinh. Vì, ngoài việc tiêm chủng cho bà mẹ, việc cho con bú có ảnh hưởng đáng kể duy nhất đến việc bảo vệ trẻ sơ sinh.

Việc bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng ho gà được ghi nhận không chỉ ở những bà mẹ được tiêm chủng trong thời kỳ mang thai, mà còn ở những người chưa được chủng ngừa hoặc tiếp xúc với bệnh ho gà trong 10 năm qua. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể là do các thành phần khác của sữa mẹ chưa được xác định cụ thể.

(Khoa học sẽ còn rất vất vả để “hiểu được” sự vận hành của sữa mẹ :3)

Sữa mẹ là nguồn miễn dịch thụ động. Bên cạnh khả năng miễn dịch qua trung gian bằng kháng thể, còn có các tế bào miễn dịch đặc hiệu của mầm bệnh từ mẹ sẽ di chuyển sang thai nhi, qua nhau thai, và qua sữa mẹ. Sau đó, những tế bào này tồn tại ở con cái cho đến khi trưởng thành.

d/Hệ vi sinh vật:

Bằng sự liên hệ của tạo hoá, hệ vi sinh vật đường ruột lại được nuôi dưỡng bởi sữa mẹ. Do ở kháng thể mẹ truyền cho con, có chứa một lượng lớn IgA. IgA trong sữa mẹ bao phủ bề mặt niêm mạc của ruột để bảo vệ ruột khỏi mầm bệnh, nhất là bệnh viêm ruột hoại tử. Khi thiếu IgA hệ vi khuẩn có hại tăng lên, đặc biệt ở trẻ bú sữa công thức.

Trong các mô hình khoa học cơ bản, kháng thể của mẹ có khả năng giữ lại các phân tử vi khuẩn và truyền chúng sang trẻ qua nhau thai và cho con bú. Sau đó, trẻ có thể ngăn chặn phản ứng viêm đối với các phân tử vi sinh vật và cho phép thiết lập hệ vi sinh vật đường ruột.

Như vậy, có thể thấy, sữa mẹ giúp nuôi dưỡng và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột

***Trong khi đó, NCBI (1) khẳng định hệ vi sinh vật giúp hoàn thiện hệ miễn dịch thích ứng do giúp vác xìn đáp ứng tốt hơn.

5/ Kết luận:

Như các phân tích cải tiến nghiên cứu mới thì chúng ta cần: “Tiêm chủng trước bầu, trong bầu; tiêm chủng cho trẻ sơ sinh; tiêm chủng cho gia đình và những người chăm sóc trẻ. Song song với việc cho trẻ bú mẹ để hoàn thiện hệ vi sinh vật đường ruột và nâng cao miễn dịch sơ sinh.”

Thế nhưng, theo NCBI (2) nếu tiêm chủng đầy đủ, và bú mẹ trực tiếp hoàn toàn lại xuất hiện hiện tượng “làm cùn”, do kháng thể của mẹ sẽ giải quyết mầm bệnh khi tiêm vác xìn sớm. Bởi kháng thể của mẹ tiêm trc và trong quá trình mang thai truyền sang con lớn, lại liên tục qua đường sữa mẹ do đó làm thui chột tác dụng của vác xìn tiêm sau sinh sớm.

Sự thui chột này chính là lý do vì sao nhiều người đi tiêm con xong, đi xét nghiệm máu đo kháng thể thì có khi không thấy, hoặc quá thấp. Dẫn đến không tin tưởng vác.xìn nữa!!!

=>>> Như vậy ta có kết luận đầy đủ hơn:

a/ Tiêm chủng trước bầu, trong bầu; tiêm chủng cho trẻ sơ sinh; tiêm chủng cho gia đình và những người chăm sóc trẻ. Song song với việc cho trẻ bú mẹ để hoàn thiện hệ vi sinh vật đường ruột và nâng cao miễn dịch sơ sinh.

b/ Đồng thời, các nhà khoa học tiếp tục:

– Tìm cách để vác xìn có khả năng xuyên qua hàng bảo vệ kháng thể mẹ để hoàn thành nhiệm vụ kích thích hệ miễn dịch thích ứng của trẻ.

– Tìm cách nghiên hệ vi sinh vật đường ruột thông qua kiểm chứng các yếu tố khác bao gồm tuổi thai, phương thức sinh nở, chế độ ăn uống, vệ sinh, kháng sinh, môi trường và men vi sinh. Các nghiên cứu trong tương lai sẽ đi sâu kiểm tra khả năng của một hệ vi sinh vật tối ưu trong việc hỗ trợ chung cho phản ứng vác.xìn ở trẻ sơ sinh.

—————————–

Tuy nhiên, yếu tố bú mẹ không thực sự được đề cao, bởi tỷ lệ ncsm toàn cầu thấp, ở Việt Nam là 28% năm 2020.. Các nỗ lực của WHO và Unicef vẫn rất yếu đuối. Vì thế, thực tế đang áp dụng sẽ là:

a/ Tiêm chủng trước bầu, trong bầu; tiêm chủng cho trẻ sơ sinh; tiêm chủng cho gia đình và những người chăm sóc trẻ chấp nhận các “lỗ hổng cũ đi kèm”

b/ Cập nhật liên tục các mũi tiêm mới theo các hướng tối ưu hoá vác.xìn và tiếp tục chấp nhận các “lỗ hổng mới đi kèm”

– Vác.xìn có khả năng xuyên qua hàng bảo vệ kháng thể mẹ =>>Vậy điều này liệu có phá vỡ quy trình tự nhiên và tạo ra lỗ hổng mới cho các mầm bệnh theo vào???

– Hệ vi sinh vật sẽ được nuôi dưỡng thế nào? Nếu cùng trẻ cùng tuổi, cùng đẻ mổ, cùng chế độ ăn uống bổ sung tpcn, sct, cùng vệ sinh, cùng môi trường. Như thế sẽ còn lại yếu tố kháng sinh và men vi sinh????

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x