PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH 0 ĐỒNG, HIỆU QUẢ TUYỆT ĐỐI CHO SỰ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN SỨC KHOẺ TRẺ NHỎ BỀN VỮNG TOÀN DIỆN
💚💚Trẻ sơ sinh là 1 “sinh vật mới” lần đầu xuất hiện ở Trái Đất với vô vàn những bỡ ngỡ “chưa từng biết”. Thứ duy nhất kết nối trẻ với môi trường sống “hỗn loạn” này chính là mẹ với nhịp đập trái tim và hơi ấm quen thuộc.
Về mặt tâm lý da kề da giúp trẻ cảm thấy an toàn khi được ở trọn trong cảm giác quen thuộc của nhịp tim và hơi ấm mẹ. Về mặt sinh lý da kề da giúp trẻ phát triển thần kinh, hệ miễn dịch, ổn định nhiệt độ, đường huyết… Và quan trọng nhất da kề da là điều kiện tiên quyết để trẻ phát triển, hoàn thiện kỹ năng sinh tồn cấp thiết cho sự sống – bú mẹ.
Nếu bạn sắp và đang nuôi con sơ sinh, gặp khó khăn khi cho bú, hoặc con bạn quấy khóc liên tục, hãy dành thời gian đọc kỹ bài viết sau, da kề da chính là phương pháp 0đ giải quyết tất tần tật những vấn đề sống còn này.
💚𝟏. 𝐋𝐢̣𝐜𝐡 𝐬𝐮̛̉ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐝𝐚 𝐤𝐞̂̀ 𝐝𝐚:
𝐚/ Da kề da – Từ p𝐡𝐚́𝐭 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐮́ 𝐯𝐢̣ khi quan sát 𝐭𝐚̣̂𝐩 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐯𝐚̣̂𝐭 𝐜𝐨́ 𝐯𝐮́:
Trong các phân ngành động vật, để nghiên cứu về tập tính sinh sản, khoa học chia động vật thành 2 nhóm dựa trên mức độ phát triển khi sinh là: “altricial” và “precocial”
Động vật altricial là các loại động vật được sinh ra chưa phát triển đầy đủ và cần sự chăm sóc đáng kể từ mẹ, bao gồm cả con người.
Động vật precocial được sinh ra tương đối hoàn thiện và có thể tự di chuyển hoặc hoạt động độc lập ngay sau khi sinh.
Cùng là động vật có vú, Kangaroo và con người được xếp vào nhóm “altricial”. Và khi quan sát tập tính của Kangaroo, cho thấy Kangaroo non được sinh ra trong trạng thái chưa phát triển và buộc phải tiếp tục lớn lên trong túi mẹ. Nếu không được nằm trong túi của mẹ, nó hoàn toàn không có cơ hội sống sót.
𝐛/ 𝐔̛́𝐧𝐠 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 da kề da 𝐜𝐮̛́𝐮 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐨𝐧:
Năm 1978, bác sĩ Edgar Rey Sanabria, một giáo sư về sơ sinh học tại Bogotá, Colombia, đã đưa ra phương pháp “chăm sóc kiểu kangaroo” dành cho trẻ sinh non, thiếu cân. Giáo sư Sanabria đã phát triển phương pháp này để giải quyết tình trạng quá tải và thiếu hụt lồng ấp trong bệnh viện của ông.
Phương pháp chăm sóc Kangaroo (Kangaroo Mother Care – KMC) áp dụng nguyên tắc DUY TRÌ tiếp xúc da kề da LIÊN TỤC giữa mẹ và trẻ trong tư thế bế đứng – em bé nằm úp dáng ếch trên ngực bố mẹ nằm kê cao lưng, kết hợp với việc nuôi con sữa mẹ.
Nhờ đó, năm 1991, ông Sanabria được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trao giải thưởng sức khỏe Sasakawa vì sáng kiến tiếp xúc da kề da có thể bù đắp sự thiếu hụt thời gian trong bụng mẹ cũng như thay thế hoàn toàn các dịch vụ và nguồn lực hiện đại (như lồng ấp…) đối với trẻ non tháng.
𝐜/ 𝐃𝐚 𝐤𝐞̂̀ 𝐝𝐚 – 𝐲𝐞̂𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐛𝐚̆́𝐭 𝐛𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐜𝐮̉𝐚 𝐲 𝐭𝐞̂́ đ𝐨̂́𝐢 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐬𝐨̛ 𝐬𝐢𝐧𝐡:
Nhiều năm trở lại đây, phát huy sự hiệu quả của phương pháp da kề da các tổ chứng y tế đã khuyến cáo bắt buộc áp dụng cho cả trẻ đủ tháng. Bắt buộc áp dụng ngay sau sinh với thời lượng lần đầu tiên này là 90p và tiếp tục thực hiện trong suốt thời gian nuôi trẻ, kéo dài đến bất cứ khi nào trẻ và mẹ mong muốn.
💚𝟐. 𝐒𝐮̛̣ 𝐤𝐲̀ 𝐝𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐮̉𝐚 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐝𝐚 𝐤𝐞̂̀ 𝐝𝐚
💚💚𝐚/**𝐁𝐚̆́𝐭 𝐛𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐝𝐚 𝐤𝐞̂̀ 𝐝𝐚 𝟗𝟎𝐩 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐬𝐚𝐮 𝐬𝐢𝐧𝐡:
Ba yếu tố chính của KMC bao gồm:
💚♥️- **1- Tiếp xúc da kề da liên tục là cách để duy trì nhiệt độ ổn định cho cơ thể của trẻ sơ sinh. Trong quá trình KMC, trẻ sơ sinh sẽ cảm nhận được tiếng tim đập của mẹ, nhịp thở của mẹ, sự ấm áp và tư thế nằm sấp mang lại cảm giác an toàn. Tất cả tạo nên kích thích nhẹ nhàng trên toàn bộ hệ thống cảm giác – thính giác, xúc giác, tiền đình. Đồng thời có thể điều chỉnh nhận thức về cơn đau. KMC đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm các phản ứng đối với cơn đau ở cả trẻ và mẹ.
Trong các lợi ích của KMC, một điều quan trọng được nhấn mạnh là xúc giác đóng vai trò then chốt đối với sức khỏe, ngay ở trạng thái bình thường.
Da con người không chỉ là một lớp màng đơn giản bao bọc vi sinh vật, mà là một cơ quan phức tạp có vai trò như hàng rào bảo vệ sinh học. Lớp da này bao gồm biểu bì (epidermis) và hạ bì (dermis), phát triển song hành với hệ thần kinh trung ương trong quá trình tiến hóa.
Sự tương tác giữa da và hệ thần kinh tạo ra những tác động sâu sắc đến sức khỏe y tế và tâm lý con người từ khi sinh ra đến lúc chết đi.
KMC giúp cải thiện kết quả tăng trưởng và phát triển thần kinh. Trẻ có thời gian ngủ sâu dài hơn, thời gian ngủ động ngắn hơn và chu kỳ ngủ-thức có tổ chức hơn khi so sánh với trẻ sơ sinh không được KMC. Từ đó cho thấy sự cải thiện nhanh hơn về tổ chức trạng thái. Những trẻ sơ sinh này cũng tỉnh táo và phản ứng nhanh hơn, ít cáu kỉnh và khó chịu hơn.
💚♥️- **2- Hỗ trợ trẻ bú mẹ hoàn toàn tích cực và dễ dàng thành công ngay. KMC giúp thời gian cho con bú dài hơn, lượng sữa trẻ tiếp nhận nhiều hơn, tỷ lệ cho con bú hoàn toàn cực cao khi trẻ được xuất viện.
💚♥️- **3- Tạo môi trường cho sự xâm chiếm của hệ vi sinh vật cộng sinh từ mẹ sang con, giúp bảo vệ trẻ chưa trưởng thành về mặt miễn dịch khỏi nhiễm trùng bệnh viện, giảm tỷ lệ nhiễm trùng và viêm ruột hoại tử.
=>> KMC giúp kích thích các cơ chế tế bào và phân tử quan trọng, cải thiện sức khỏe cả về y học và tâm lý cho trẻ sơ sinh.
Bàn về da kề da sau sinh, bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức, Điện Bàn, Quảng Nam có nội dung lược trích như sau: “Trẻ sơ sinh trong bụng mẹ được che chở hoàn toàn, tránh tiếng động, sự va chạm, và luôn trong nhiệt độ ổn định (37 độ). Ngay khi trẻ được sinh (hay mổ) ra ngoài, sẽ lập tức bị các tác nhân môi trường tác động đồng thời: nhiệt độ, áp suất không khí, tiếng động, ánh sáng…, trong đó nguy hiểm nhất là hạ thân nhiệt.
Khi hạ thân nhiệt, toàn bộ hoạt động cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng: mạch máu ngoại vi co thắt khiến da tím lại, tim phổi gan phải làm việc tích cực. Lúc này trẻ phải tiêu hao năng lượng rất lớn để tạo nhiệt, nhằm sưởi ấm cơ thể trở lại. Khiến trẻ lâm vào nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Hạ đường huyết sẽ khiến não bộ và hệ thần kinh tổn thương. Do đó, toàn bộ thần kinh và cơ thể vật lý của trẻ ngay tại thời điểm chào đời sẽ bị stress cực độ.
“Da kề da” sau sinh là thao tác bao gồm: lau khô nhanh chóng trong vòng 5 giây ngay sau khi chào đời rồi cho bé nằm trên bụng mẹ kiểu “con ếch” để diện tích da kề da với mẹ là lớn nhất. Thời gian kéo dài suốt 90 phút liên tục, KHÔNG ĐƯỢC tách mẹ.
Ngoài ra khi nằm trên bụng mẹ, các giác quan của bé sẽ nhanh khởi động (tay sờ, miệng bú, mắt nhìn, mũi ngửi …) trẻ sẽ sớm bú mẹ hơn. Về phía mẹ, con nằm ở trên sẽ giúp bà mẹ yên tâm (con của mình), trẻ vận động sẽ giúp bà mẹ nhanh tiết sữa, tăng tình cảm mẹ con. Vì vậy cần cho trẻ “da kề da” với mẹ suốt 90 phút sau sinh. Xin nhắc thêm với trẻ non tháng, nhẹ cân hay sinh đôi còn cần phải “da kề da” liên tục lâu hơn nữa.”
=>>>> KẾT LUẬN: “Da kề da 90p” ngay sau sinh là quyền lợi sống còn của trẻ sơ sinh. Là điều kiện y tế bắt buộc đối với các đơn vị phụ sản.
💚💚𝐛/**𝐓𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐮̣𝐜 𝐝𝐮𝐲 𝐭𝐫𝐢̀ 𝐝𝐚 𝐤𝐞̂̀ 𝐝𝐚 𝐡𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐫𝐚́𝐜𝐡 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐨̛ 𝐬𝐨̛̉ 𝐲 𝐭𝐞̂́ đ𝐨̛̃ đ𝐞̉:
Sau khi thực hiện da kề da 90p sau sinh, tiếp đó sẽ là việc duy trì da kề da hằng ngày, đặc biệt khi xuất viện về nhà.
Trong khoa học sữa mẹ nghiên cứu về sinh lý sơ sinh cho thấy, trẻ sơ sinh không đói, nhờ dinh dưỡng từ cuống rốn vẫn còn đủ dự trữ trong ít nhất 72h. Trẻ sơ sinh không đói, trẻ chỉ cần làm quen với môi trường sống thông qua da kề da với mẹ, đồng thời nhờ các lợi ích của da kề da mà trẻ được đánh thức bản năng sinh tồn, rèn luyện kỹ năng sinh tồn, tiêu biểu nhất là khả năng đánh hơi sữa và bú mút.
Hoạt động bú mút ban đầu chưa thuần thục, cả mẹ và bé cần thời gian để làm quen với nhau và học cách bú đúng. Bú khi da kề da là tư thế tuyệt vời nhất để mẹ không mất sức, con dễ dàng bắt khớp ngậm, và hoạt động bú mút có thể diễn ra liên tục thoả mãn nhu cầu luyện tập bản năng sinh tồn (học cách bú của trẻ) ngay cả khi mẹ ngủ/nghỉ lấy sức. Dạ dày của trẻ sẽ căng dần sau từng lần bú, tiếp nối dinh dưỡng toàn phần từ sữa mẹ.
Thông qua hoạt động này vú mẹ sẽ dễ dàng tiết sữa đúng nhu cầu của con tránh các hệ quả như cương sữa nghiêm trọng, thiếu sữa thời gian dài… thường gặp do can thiệp sữa ngoài/bú bình.
Ngoài việc giúp trẻ nhanh chóng bắt nhịp sinh tồn – bú hiệu quả (đúng khớp và nhận được nhiều sữa nhất có thể), thì sau cuộc sinh cả mẹ và bé đều đã chịu những tổn thương lớn, cùng với các vấn đề stress tâm sinh lý, da kề da giúp cho 2 mẹ con giảm đau, ngủ ngon.
Da kề da cũng là cách dễ nhất để trấn an bé, để cho bé bú, giúp giảm gánh nặng bồng bế trẻ đối với các bà mẹ, cả khi trẻ còn nhỏ cần nhiều cữ bú trong ngày, cho đến khi trẻ lớn hơn nặng cân hơn, bế mệt hơn.
Da kề da ngoài hình thức toàn phần – trẻ không mặc quần áo (chỉ quấn tã) nằm trên ngực trần của bố mẹ, thì còn có hình thức da kề da cục bộ – khi trẻ bú mẹ (trẻ áp má môi, tay ôm ngực trần của mẹ). Da kề da cục bộ – bú mẹ là hình thức da kề da tự nhiên bắt buộc được sắp đặt của tạo hoá để trẻ luôn tiếp tục được hưởng những lợi ích của sự “tiếp xúc”, kết hợp với dinh dưỡng tối ưu từ sữa mẹ.
Để đảm bảo mẹ và bé khoẻ mạnh hoàn toàn khi xuất viện (mà ko có biến chứng về sau – trẻ thiếu sữa, mẹ cương sữa, viêm tắc vú…) yêu cầu cơ sở y tế thực hiện cuộc sinh phải có trách nhiệm hướng dẫn sản phụ (chồng sản phụ) thực hiện phương pháp da kề da toàn phần, cùng với bú đúng khớp ngậm – da kề da cục bộ.
Song song đó là giáo dục người nhà sản phụ để hỗ trợ thực hiện phương pháp tốt nhất (tránh việc người nhà bế bé quá nhiều làm gián đoạn da kề da). Giúp quá trình hồi phục nhanh chóng thông qua việc giảm đau, giảm căng thẳng, tăng tiết sữa, trẻ bắt được khớp ngậm đúng và thắt chặt mối quan hệ mẹ con.
💚💚𝐜/ **𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐝𝐚 𝐤𝐞̂̀ 𝐝𝐚 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐪𝐮𝐚̉:
**Trong 7 ngày đầu sau sinh, trẻ ngủ rất nhiều, đặc biệt 3 ngày đầu trẻ còn sẵn nhiều dinh dưỡng nhận từ cuống rốn, kèm các thói quen khi còn là bào thai trẻ rất cần được nghe nhịp tim và cảm nhận hơi ấm của mẹ. Đây là thời gian cần ứng dụng da kề da nhiều nhất và thoải mái nhất cho cả 2 mẹ con. Hỗ trợ giảm việc bồng bế của mẹ, và hỗ trợ việc bú mút của con.
**Sau tuần cữ, trẻ đã có tgian làm quen môi trường, nên sẽ phát sinh các nhu cầu sống bao gồm: vận động, thư giãn, học tập, tiếp xúc tự nhiên, ăn, ngủ. Da kề da phù hợp khi cho trẻ bú và ngủ. Ngoài thời gian ăn ngủ, người chăm sóc cần đáp ứng các nhu cầu khác 1 cách trọn vẹn để trẻ phát triển toàn diện và tiêu hao năng lượng tích cực, trẻ sẽ ăn khoẻ, ngủ ngon và hợp tác da kề da hiệu quả.
(Sơ lược về các nhu cầu ngoài ăn ngủ của trẻ:
– Tiếp xúc tự nhiên (tắm nắng, tắm nước, bế đến nhiều không gian khác nhau trong nhà)
– Vận động (tập thể dục nhẹ nhàng và nằm sấp nhiều lần trong ngày, lần nằm sấp sau dài hơn lần trước)
– Thư giãn (tắm hằng ngày + massage hằng ngày)
– Học tập (trẻ phát triển các giác quan: thị – thính – xúc – khứu. Cho trẻ đến nhiều không gian khác nhau trong nhà để cảm nhận ánh sáng, mùi, các dòng năng lượng khác nhau; sinh hoạt trong nhà vào ban ngày ko giảm tiếng ồn; mẹ thường xuyên hát + đọc sách cho bé + kể chuyện cho bé…)
💚𝟑. 𝐓𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐚́𝐩 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐝𝐚 𝐤𝐞̂̀ 𝐝𝐚 𝐨̛̉ 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐧𝐚𝐲:
💚💚𝐚/ 𝐓𝐚̣𝐢 𝐜𝐨̛ 𝐬𝐨̛̉ 𝐲 𝐭𝐞̂́ đ𝐨̛̃ đ𝐞̉:
Trước những nỗ lực phổ cập của các tổ chức y tế thế giới, thì hệ thống y tế Việt Nam chưa đạt được sự đồng nhất này, vì thế có nhiều cặp mẹ con không được đảm bảo quyền lợi về da kề da ngay sau sinh cũng như hướng dẫn da kề da trong suốt quá trình chăm sóc trẻ sau đó, đặc biệt là da kề da cục bộ – bú mẹ đúng. Các thiếu sót này gây ra hệ quả phổ biến là trẻ sơ sinh không được bú mẹ (trẻ ko được tập rượt bú đủ thời gian cần thiết, vú tiết sữa bất thường gây căng thẳng cho mẹ và bất lợi cho việc bú mút của con).
Hơn thế nữa, xã hội tiêu dùng càng khiến cho mối liên hệ mẹ con trở nên lỏng lẻo khi nhiều cơ sở y tế (đặc biệt là cơ sở tư nhân) còn mở rộng cả dịch vụ chăm sóc ở cữ. Trong đó để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là nhu cầu được tách con nghỉ ngơi của sản phụ, các cơ sở y tế đã triệt để hỗ trợ tách con bất chấp sinh lý tự nhiên của trẻ sơ sinh bằng việc cung cấp các dịch vụ:
– Cung cấp hệ thống máy hút sữa, tiệt trùng, hâm nóng,… để mẹ vắt sữa và hộ lý cho bú hộ.
– Tách con quấn chũn, nằm cũi riêng, nếu trẻ quấy khóc bất an đã có hộ lý chăm sóc.
– Cung cấp dịch vụ massage, tắm bé hoàn toàn làm mất kết nối da kề da cục bộ giữa bố mẹ và con cái (da kề da cục bộ ngoài bú mẹ còn có massage và tắm bé – các hoạt động này là những tiếp xúc diện tích nhỏ nhưng mang tính chăm sóc, và các tác động nhất định lên huyệt đạo của trẻ sẽ đem đến những trải nghiệm thư giãn, thải độc tự nhiên. Nếu bú mẹ là hình thức da kề da cục bộ đặc quyền của mẹ và bé, thì massage tắm bé chính là cơ hội da kề da cục bộ của bố và bé)
(Đối với massage, tắm bé cơ sở y tế cần hướng dẫn bố mẹ, trong tgian ở cữ bố sẽ thực hiện và trao lại quyền lợi chăm sóc này cho mẹ khi mẹ qua tháng cữ. Việc chăm này giúp trẻ kết nối sâu sắc với bố mẹ, đồng thời là nền tảng để bố mẹ học được 1 phương pháp tốt phục vụ cho hành trình chăm sóc trẻ về sau, đặc biệt là vượt ốm không dùng thuốc)
Xa rời sinh lý tự nhiên của trẻ sơ sinh, các cơ sở y tế hoặc là kém nghề, hoặc là phục vụ mục tiêu tối ưu lợi nhuận đã tước đi quyền lợi da kề da – quyền lợi sống còn của trẻ, quyền lợi hồi phục nhanh chóng của sản phụ, quyền lợi gắn kết tình thân của bố và bé. Đặc biệt việc tách mẹ này thường dẫn đến hệ quả giảm tiết sữa, gây ra ngộ nhận phổ biến kinh điển nhất là “sữa chưa kịp về”, “thiếu sữa” cần dặm sct đã ăn sâu vào tâm trí những bậc phụ huynh ngày nay càng gây nên những thiệt thòi sâu sắc cho trẻ sơ sinh.
💚💚𝐛/ 𝐍𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐚̣̂𝐜 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐡𝐮𝐲𝐧𝐡:
Từ sự nhiêu khê của hệ thống y tế chính quy mà các bậc phụ huynh mất đi nguồn tin cậy để học hỏi kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh đúng đắn. Cùng với những bất cập trong xã hội bao gồm:
– Tràn lan các đầu sách nuôi con tách mẹ với hướng dẫn quấn chũn, dùng ti giả, ngủ riêng, bú bình chi tiết
– Truyền thông tiêu dùng – “1 nửa sự thật”:
+ Phong trào sữa ct tốt nhì + ở cữ tách con triệt để trong đó thực hiện những chiến dịch sử dụng KOL, seeding vô nhân đạo khi không đưa đúng kiến thức về sinh lý sơ sinh.
+ Nữ quyền độc hại + chủ nghĩa cá nhân độc hại + quan điểm thành công độc hại…=>> khiến phụ nữ coi thường bản năng tự nhiên với quyền lợi làm mẹ của mình để theo đuổi các định nghĩa truyền thông.
– Cung cấp dịch vụ nuôi con tách mẹ ngay tại cơ sở y tế đỡ đẻ (ở cả các nước được xem là biểu tượng phát triển thế giới như Mỹ, Nhật… đến nay đã rầm rộ ở Việt Nam)
– Thời gian nghỉ thai sản quá ngắn – 6m, trong khi trẻ trên 1 tuổi ăn mới là chính (thậm chí ở nhiều nơi trên thế giới chỉ nghỉ thai sản 3 tháng)
– Chế độ phụ hệ và quan điểm trọng nam khinh nữ vẫn còn âm thầm chảy trong văn hoá đại chúng. Khiến xã hội coi thường sự đóng góp của phụ nữ khi ở nhà chăm sóc con.
– Nhận thức về giáo dục trẻ thơ (độ tuổi 0-2) còn mơ hồ khiến cho số đông coi thường sự nghiệp làm mẹ.
Trước những vấn đề phức tạp này, cộng thêm khả năng tự học yếu kém với nhiều ngộ nhận sai lầm đã trở thành định kiến của số đông, mà các kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh bị khiếm khuyết nghiêm trọng. Dẫn đến da kề da trở thành 1 phương pháp khó thực hiện, cho dù nó là phương pháp nuôi con sơ sinh hiệu quả bậc nhất với chi phí 0 đồng.
💚💚𝐜/ 𝐂𝐚́𝐜 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐧𝐞̂́𝐮 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐝𝐚 𝐤𝐞̂̀ 𝐝𝐚:
Tách mẹ, ngưng da kề da (toàn phần và cục bộ) sẽ đẩy trẻ vào các vấn đề phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tâm lý trẻ:
💚♥️**𝟏- 𝐍𝐠𝐮𝐲 𝐜𝐨̛ đ𝐨̣̂𝐭.𝐭𝐮̛̉:
Ngày nay các trẻ thường được cai ti đêm sớm khi mới khoảng 5,5-6kg (khi trẻ mới chỉ 2-3 tháng tuổi) và kết hợp với quấn chũn ngủ riêng. Lúc này nếu gặp thay đổi nhiệt độ bất thường, thường diễn ra vào ban đêm, môi trường thay đổi nhiệt độ:
– Sẩm tối nóng về sáng lạnh: Trẻ phải tự đốt năng lượng để làm ấm, nhưng sữa mẹ nhanh tiêu, lượng dự trữ có thể ko đủ sẽ nhanh chóng đẩy trẻ vào nguy cơ hạ đường huyết, việc này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tử.vong.
– Sẩm tối lạnh giữa đêm nóng: Trẻ bị tăng nhiệt đột ngột, đặc biệt với các bé quấn chũn kỹ, nhiệt cao bất thường cũng là nguyên nhân gây đột.tử.
Ngoài ra trẻ sơ sinh có những cơn ngưng thở ngắn, nếu ngủ quá sâu (thường do ăn sct lâu tiêu và có nhiều thành phần an thần sẽ khiến trẻ như uống thuốc ngủ) trẻ quên thở cũng sẽ dễ dẫn đến sự việc đau lòng.
Việc mẹ nằm cạnh, bú mẹ đêm sẽ ngăn chặn tối đa việc này. (Với 1 số nghi ngại về việc nằm chung có thể đè lên trẻ gây nguy hiểm, thì bố mẹ chú ý: sử dụng đệm không lún, chăn riêng cho mỗi người, tối thiếu số gối trên giường – chỉ 2 chiếc của bố mẹ, trẻ ko cần dùng gối, loại bỏ hoàn toàn các vật dụng khác – gấu bông, đồ chơi…, khi ngủ, để trẻ nằm cao hơn hẳn bố mẹ, đầu bố mẹ ngang tầm mông con. Những việc này tối ưu không gian ngủ, ngăn chặn vật dụng chặn đường thở trẻ, đồng thời giảm tác động của người lớn đến trẻ.)
Hiện tượng đột.tử thường gặp ở các nước phương Tây – nơi tiên phong ứng dụng tách mẹ triệt để, cũng như thói quen dùng đệm lún, và sử dụng nhiều chăn gối. Hiện nay y tế chính quy ko đưa ra được nguyên nhân cụ thể. Trong khi ở các nước phương Đông như VN, do điều kiện kinh tế có hạn, con ngủ cùng bố mẹ lại ít các thống kê đột tử hơn. (Gần như trên truyền thông đại chúng ở VN, không hề gặp các thông tin đột.tử trẻ ss)
💚♥️**𝟐- 𝐊𝐡𝐚̉ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐡𝐨𝐚̀𝐧 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐡𝐞̣̂ 𝐦𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐤𝐞́𝐦:
Do da kề da là điều kiện để hệ vi sinh vật từ mẹ xâm nhập sang con. Và hệ vi sinh vật chính là nền tảng của hệ miễn dịch. Tách mẹ triệt để khiến quá trình này chậm lại. Và trẻ sẽ đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh thường xuyên, cũng như bị bệnh lâu khỏi.
💚♥️**𝟑- 𝐀̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 đ𝐞̂́𝐧 𝐭𝐚̂𝐦 𝐥𝐲́ 𝐭𝐫𝐞̉ đ𝐚̣̆𝐜 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝐰𝐨𝐧𝐝𝐞𝐫 𝐰𝐢𝐜𝐡:
Hai nhà nghiên cứu người Hà Lan, Frans Plooij và Hetty van de Rijt, trong nhiều năm quan sát đã nhận thấy rằng trẻ sơ sinh trải qua những giai đoạn phát triển có tính quy luật, trong đó có các cột mốc mà trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc nhiều hơn do sự thay đổi lớn mang tính vượt bậc trong nhận thức và kỹ năng. Các mốc này được gọi là wonder wich.
Da kề da là phương pháp trấn an hiệu quả tác động tích cực vào hệ thần kinh của trẻ. Khi da kề da hằng ngày, trẻ sẽ dễ dàng vượt qua stress trưởng thành. Những trẻ ko được da kề da sẽ dần tích tụ những căng thẳng qua nhiều ngày, kết hợp với giai đoạn phát triển nhiều thay đổi sẽ càng khiến tinh thần trẻ căng thẳng nhanh chóng đến đoạn cực độ.
Mượt là đơn vị chăm sóc mẹ và bé với chuyên môn tư vấn viên sữa mẹ cung cấp dịch vụ đồng hành tư vấn nuôi con sữa mẹ. Mượt trân trọng gửi đến quý anh chị em gần xa, những khách hàng, đau đáu về sự nghiệp chăm sóc con hãy chú ý đến da kề da, và lan toả thông tin đúng đắn đến với những bậc phụ huynh đang lạc lối ngoài kia.
Trân trọng.
#nuôi_con_0đ
#y_học_toàn_diện