Thực đơn ăn dặm là nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Và càng nhiều thắc mắc khi phân chia ăn dặm với ăn chính. Sự khác biệt ở đây là gì? Tại sao lại phải chia các giai đoạn như thế? Cùng Mượt đi vào phân tích thực đơn ăn dặm và bắt nhịp ăn chính thật tốt để giúp các em bé có 1 hệ tiêu hoá khoẻ mạnh – tiền đề cho hệ miễn dịch trọn đời các mẹ nhé!
1/ Thực đơn ăn dặm phụ thuộc vào phương pháp ăn dặm:
Cùng với sự phát triển của các kênh thông tin, sự giao thoa văn hoá toàn cầu, Việt Nam học hỏi các phương pháp nuôi dạy trẻ của người Âu Mỹ, người Nhật,… 10 năm trở lại đây các bà mẹ Việt đã thực hành áp dụng nhiều phương pháp ăn dặm, bao gồm: ăn dặm kiểu Nhật, ăn tự chỉ huy, ăn truyền thống, và ăn kết hợp. Với mỗi phương pháp ăn sẽ có thực đơn tương ứng.
Sau nhiều năm nghiền ngẫm, nghiên cứu, thực nghiệm, quan sát, đánh giá thì ngoài những phương pháp phổ biến trên, Mượt còn đề xuất 1 phương pháp ăn dặm mới có tên là “ăn dặm bền vững”. Và để khái quát cho dễ hình dung, thì bên dưới là bảng so sánh các phương pháp ăn dặm.
Với các phương pháp ăn dặm phổ biến thì dù có hình thức thức ăn khác nhau (nguyên trạng hoặc nấu nhừ, thậm chí xay nhỏ, quấy bột), nhưng tựu chung đều có “thực đơn” đầy đủ các nhóm thực phẩm – tinh bột, rau củ, thịt cá, dầu mỡ. Và đây cũng chính là sai lầm khiến cho hệ tiêu hoá của trẻ gặp gánh nặng, và khả năng hoàn thiện hệ vi sinh vật đường ruột – hệ miễn dịch cơ bản kém hiệu quả.
Trong khi đó với phương pháp ăn dặm bền vững trẻ chỉ ăn thực vật, với đạm đơn giản từ thực vật, chất béo dễ tiêu hoá từ thực vật và sau 1 tuổi, bước vào ăn chính mới làm quen đạm phức tạp từ động vật bậc thấp (cá, tôm, nghêu sò, ốc, hến,… đến chim, gà… ) dần dần mới đến động vật bậc cao (rồi lợn, bò…)
Mốc thời gian 1 tuổi là thời điểm đánh dấu sự khác biệt giữa ăn dặm (trước 1 tuổi sữa là dinh dưỡng chủ đạo, thức ăn là phụ) với ăn chính (sau 1 tuổi sữa là phụ, thức ăn là dinh dưỡng chủ đạo – khi này mới cần khẩu ăn phần đầy đủ các nhóm thực phẩm).
2/ Thực đơn ăn dặm liên hệ mật thiết với sữa mẹ:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng bậc cao được tổng hợp từ máu của mẹ, cung cấp đầy đủ mọi nhóm chất cho sự phát triển và hoàn thiện cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới 1 tuổi, trẻ chưa có răng, hệ tiêu hoá chưa có đội quân vi sinh vật đa dạng. Do đó, sữa mẹ vẫn là nguồn sống của con, thức ăn lúc này là 1 hạng mục học tập mới, không chỉ để bé học cách vận động tinh (cầm nắm nhai nuốt, nhận biết hình dáng mùi vị), mà còn để các bộ phận tiêu hoá bắt đầu khởi động, học tập, và rèn luyện chức năng (nhai.
a/ Thực đơn ăn dặm của trẻ sẽ tuân theo nguyên tắc:
– Ăn gần nhất có thể: Thực phẩm bản địa tốt nhất cho người bản địa. Do đó ưu tiên thực phẩm nhà trồng, rồi đến thực phẩm trong khu vực sinh sống, và cuối cùng là thực phẩm ở Việt Nam.
– Ăn sạch nhất có thể: Thực phẩm nuôi trồng trên đất và dưới ánh mặt trời, không có bất cứ can thiệp nào của thuốc BVTV. Rồi đến thực phẩm có can thiệp ít và trong khoảng thời gian cho phép.
– Ăn đơn giản nhất có thể: Thực vật càng chế biến đơn giản càng giữ được vitamin và các dưỡng chất. Do đó ưu tiên ăn tươi, ăn hấp, ăn luộc để trẻ có thể thưởng thức hương vị nguyên bản.
– Ăn toàn diện: Mỗi cá thể sống đều tồn tại ở thể cân bằng (cân bằng dinh dưỡng, năng lượng, dược tính) do đó việc ăn toàn diện (cả thân, rễ, hoa, lá, quả, vỏ) sẽ giúp cơ thể hấp thụ thực phẩm ở dạng cân bằng,
– Ăn đa dạng: Hay còn gọi là ăn cầu vồng với phong phú các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu sắc đại diện cho 1 nhóm các thực phẩm tương ứng với dinh dưỡng chủ đạo (đỏ giàu vitamin A, xanh thẫm giàu sắt, vàng giàu vitamin C…), việc ăn đa dạng giúp trẻ làm quen được với nhiều dạng dinh dưỡng, là cơ hội tập rượt tốt cho hệ tiêu hoá – hệ vi sinh vật đang tăng sinh mỗi ngày có thể hấp thụ tốt thức ăn.
Ăn dặm bền vững tập trung vào việc ăn thô với thực đơn “thực vật”. Thức ăn được ăn tươi/luộc/hấp độ mềm vừa phải (mềm nhất có thể nhưng vẫn cầm được), cắt răng cưa với kích thước vừa cầm tay (cắt răng cưa để nếu trong trường hợp trẻ bị hóc nghẹn dễ dàng nôn ói, hoặc khi hóc sâu thì kẽ hở răng cưa giúp không khí vẫn lọt vào đường thở, tăng yếu tố an toàn khi trẻ ăn uống)
Mỗi bữa các mẹ giới thiệu 1-2 thực phẩm và xoay vòng theo màu cầu vồng cho bé. Không bắt ép khi trẻ từ chối. Từ chối ăn là 1 biểu hiện của thông minh dinh dưỡng, thực phẩm có thể quá cứng, quá dẻo, quá to,… khiến trẻ không thể thao tác đảo lưỡi, nhai, nuốt… bố mẹ cần chú ý để điều chỉnh vào bữa tiếp theo.
Ngoài ra, còn 1 lý do nữa là trẻ không tiêu hoá được thức ăn đó. Trẻ cảm nhận được vị khó chịu đối với thức ăn đó. Do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, hệ vi sinh vật còn đơn giản không thể xử lý được thức ăn nên sẽ truyền tín hiệu từ chối tiếp nhận lên não. Khi này não ghi nhận món ăn không tốt cho em bé qua hình dáng, màu sắc, độ cứng mềm…
bằng cách bắn ra hương vị khó chịu ở đầu lưỡi, và trẻ sẽ từ chối. nụ vị giác của trẻ rất nhạy bén, kèm với. Có thể thử lại các món trẻ từ chối sau 5-7 ngày.