CỰC ĐOAN SỮA MẸ

Mục lục bài viết

và giải pháp cho hành trình nuôi con không dùng sữa mẹ

**Lưu ý: bài viết không dành cho các mẹ chọn nuôi con SCT, và không dành cho các mẹ có vấn đề về sức khỏe không thể nuôi con sữa mẹ. Xin các mẹ gặp 1 trong 2 vấn đề trên bỏ qua bài viết.

Chị em làm được gì khi con ốm?

Chính xác hơn là, chị em làm được gì cho con khi nó ốm?

Vác nó đi viện và thực hiện chỉ định của bác sĩ. Ngày đêm trông ngóng sự thuyên giảm, và cầu mong rằng người khám cho con mình là 1 bác sĩ giỏi, giàu tình thương.

Cuộc sống của chị em, của con chị em đang yên đang lành phụ thuộc vào người khác, vào 1 hệ thống khác mà chị em tuyệt nhiên không thể kiểm soát chất lượng.

Trong “Bí mật cho sức khỏe toàn diện” có đề cập đến những “tai nạn” khi làm y tế. Cũng như mọi ngành nghề, y tế cũng có nhầm lẫn, có sai sót và đương nhiên gây ra thiệt hại về người và của. Những sai sót này thường không được nhắc tới vì nhiều lý do nhạy cảm. Ngành y tế là 1 ngành nhạy cảm.

Vậy có bao nhiêu % về sự an toàn của con chúng ta khi phụ thuộc và 1 hệ thống mà mình không thể kiểm soát??? Không ai biết. Không ai muốn ốm đau, không ai muốn đến viện, không ai muốn phụ thuộc người khác.

Mình cũng vậy!

Và ngay khi biết rằng “sữa mẹ” là nguồn đề kháng tốt nhất dành cho con. Mình đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ càng, để nghiên cứu càng chi tiết về sữa mẹ càng tốt. Và kết luận rằng chẳng gì có thể thay thế được “sữa mẹ bú trực tiếp” về cả mặt dinh dưỡng, sức khỏe, lẫn tinh thần của 1 nhũ nhi vừa chào đời.

Nhưng quá tự tin vào kiến thức mà quên trau dồi kỹ năng thực hành, những ngày đầu làm mẹ, mình đã quá ngộ nhận vào kiến thức sữa mẹ mà mình học đc. Thế là., mình làm mất sữa do cho bú sai khớp ngậm.

Tình hình bắt đầu tồi tệ khi con được 2w3d. Mẹ tắc tia, nứt đầu ti, con thiếu sữa. Mẹ đau con khóc. Con mới đẻ 3,2kg sau 3 tuần còn 3kg. Nhập viện trong tình trạng da khô, và bác sĩ vô cùng lo ngại cho khả năng bú của con. Khi thăm khám mới biết do mẹ vụng.

Thời điểm đó nội ngoại 2 bên gây sức ép yêu cầu dùng sữa công thức. Mình sợ hãi đi xin sữa mẹ ngoài. Nhưng sau đó nhận ra việc xin sữa ngoài bù và phần bị thiếu sẽ khiến bé không bú tích cực. Mẹ mãi mãi không bù đắp được lượng thiếu hụt. M lập tức cắt liên lạc nội ngoại, im lặng cho con bú tích cực. Vợ chồng cùng con an ủi nhau, cùng nhau tìm những món ăn phù hợp, khích lệ tinh thần nhau, áp da con 12/24 và đặc biệt cho con bú mọi lúc mọi nơi. 4 ngày sau sữa nhiều trở lại. Đảm bảo đúng nhu cầu cho bé.

Đây là 1 hành động cực đoan. Đúng vậy, rất cực đoan vì thế giới tạo ra sữa công thức để giúp đỡ những người mẹ thiếu sữa. Vậy mà nhất định bắt con chịu đói để gồng lên bú sữa mẹ. Thế thì rõ là quá cực đoan.

Nhưng, để bảo vệ sức đề kháng của con, bảo vệ hệ tiêu hóa của con Mượt nỗ lực cực đoan đến cùng để mang lại những giá trị dinh dưỡng sức khỏe toàn phần từ sữa mẹ bú trực tiếp.

Và khi vượt qua được giai đoạn này mình mới thấy bất kể người mẹ nào với sức khỏe bình thường hoàn toàn có thể nuôi con sữa mẹ, lý do “mất sữa” là 1 sự bao biện

Sữa mẹ bú trực tiếp không chỉ là nguồn dinh dưỡng nuôi lớn con, mà còn là 1 dòng sự sống vì:

– Tăng cường khả năng miễn dịch: tế bào miễn dịch, tế bào gốc, kháng thể;

– Thiết lập hệ vi sinh vật: men vi sinh, vi khuẩn tốt, oligosaccharid;

– Giúp bé thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ: nội tiết tố, enzyme;

– Tiếp xúc với hương vị mới: Sữa mẹ có thể thay đổi mùi vị, cho phép con có nhiều khẩu vị khác nhau từ những thứ mẹ đã ăn, khiến việc giới thiệu các loại thực phẩm khi con đến tuổi ăn dặm trở nên dễ dàng hơn.

Sữa mẹ là thứ mà mỗi người mẹ tạo ra thông qua ăn uống, nghỉ ngơi, thông qua tâm trạng vui tươi, hạnh phúc, thông qua nghị lực cuộc sống khi làm việc, suy nghĩ. Và việc sữa mẹ được bú trực tiếp là thứ mà chúng ta kiểm soát được. Là thứ tuyệt vời nhất mà mỗi đứa trẻ chào đời khao khát, mong mỏi mà chúng ta – những người làm mẹ kiểm soát được.

Vậy tại sao lại dễ dàng gật đầu thay thế sữa mẹ bú trực tiếp??? Để đứa con bé bỏng không thể hoàn thiện khả năng đề kháng và bắt đầu những chuỗi ngày phụ thuộc người xa lạ??? Những câu hỏi này có khiến trái tim những người làm mẹ đau???

Nếu chị em thấy đau (với những người có con qua thời điểm bú mẹ). Chị em có thể sửa sai với gợi ý về “thực phẩm toàn phần”.

Nếu chị em thấy lo (với những người chưa có con, hoặc đang mang bầu). Chị em có thể tìm hiểu về “thực phẩm toàn phần” để nâng cao chất lượng cuộc sống. Nâng cao sức khỏe bản thân, tạo tiền đề cho 1 nguồn sữa dồi dào, đáng quý.

Tại sao lại phải là thực phẩm toàn phần???

Nhiều người cho rằng thực phẩm toàn phần là cách gọi khác của thực phẩm hữu cơ.

Nhiều người tin rằng thực phẩm hữu cơ là thực phẩm an toàn.

Nhiều người mặc định ăn thực phẩm ăn toàn, giàu dinh dưỡng là thực hiện chế độ ăn của người châu Âu với ức gà, các loại quả ôn đới, cá hồi, rau củ cách nửa vòng Trái Đất.

(ảnh thực phẩm an toàn – thực phẩm giàu dinh dưỡng)

KHÔNG đấy là nhầm lẫn tai hại cần có thêm tìm hiểu để có nhiều hơn thông tin về những gì chúng ta đang ăn vào người.

### Trước hết thực phẩm toàn phần là thực phẩm được nuôi trồng trong hệ hữu cơ sinh thái, đảm bảo các tiêu chuẩn:

Đối với quá trình nuôi trồng:

**Thực hiện 6 KHÔNG

– Không trồng nhà màng nhà lưới, bởi mặt trời là năng lượng sống cho sinh vật

– Không sử dụng công nghệ cao như chiếu xạ, sục oxy, nitơ vào thực phẩm để bảo quản.

– Không sử dụng phân thuốc hóa học, kể cả phân hữu cơ, chỉ sử dụng vật liệu hữu cơ và nông dân tại farm tự ủ phân, tự chủ phân bón không đi mua phân bón bên ngoài.

– Không sử dụng thuốc BVTV kể cả là thuốc sinh học được tiêu chuẩn hữu cơ cho phép.

– Không sử dụng giống lai.

– Không sử dụng cấm giống GMO (biến đổi gen).

**Thực hiện 4 LUÔN

– Luôn sử dụng giống bản địa,

– Luôn sử dụng nhân sự tại chỗ,

– Luôn sử dụng thế mạnh địa lý, với nguồn đất, nguồn nước tại chỗ

– Luôn dựa vào đặc sản địa phương

Đối với quá trình sản xuất:

– Không tinh luyện, không tinh chế, không chiết xuất,

– Không thêm phụ gia công nghiệp, kể cả phụ gia hữu cơ.

– Ưu tiên bao bì giấy và thủy tinh

– Sử dụng can pet lớn

### Tiếp theo, thực phẩm toàn phần tồn tại ở bản địa, càng gần nơi chúng ta đang sinh sống càng có giá trị dinh dưỡng tối ưu phù hợp với cơ thể sống này. Thổ nhưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hình thái sinh vật. Ở mỗi đặc trưng thổ nhưỡng sẽ có quần thể sinh vật phù hợp phát triển mạnh mẽ nhờ nguồn thức ăn và khả năng thích nghi với khí hậu tạo đủ điều kiện cho sinh trưởng, phát triển và duy trì nòi giống.

Người Việt Nam sinh ra ăn được các loại mắm, và nếu muốn ăn phomai phải làm quen. Tương tự như vậy với mọi loại thực phẩm từ hoa quả, rau củ, cho đến thói quen sử dụng tinh bột và protein từ động vật. Dân tộc nào có văn hóa ẩm thực của dân tộc đấy vì ngàn đời cha ông sinh sống có thói quen đã di truyền vào mã gen.

Đồng thời, với các sản phẩm không có ở bản địa, buộc phải có các hình thức “BẢO QUẢN”. Xưa nay chúng ta chỉ nghĩ “không chất bảo quản” là đủ tiêu chuẩn về 1 thực phẩm. Tuy nhiên, công nghệ bảo quản giờ đã đi quá xa phòng lab, không ai dùng chất bảo quản nữa, nên test là hành động thừa. Ngày nay, bảo quản bằng công nghệ chiếu xạ, bức xạ ion hóa, hoặc xông sấy sử dụng khí SO2, bơm sục nitơ vào gói sản phẩm, hay các chất ức chế, bất hoạt? Với các hành động xử lý chiếu xạ thì thực phẩm không còn chứa đựng sự sống bên trong, rất dễ bảo quản (những quả táo siêu thị tươi xanh cả tháng là vì vậy).

### Cuối cùng, hệ sinh thái hữu cơ là tổng thể các sinh vật cùng sống hài hòa với tự nhiên trời đất, không vì điều gì mà triệt tiêu lẫn nhau. Thực phẩm toàn phần chỉ tồn tại ở hệ sinh thái hữu cơ, vì chỉ trong môi trường này, thực phẩm mới giữ nguyên được bản chất giống nòi, giữ nguyên được dinh dưỡng toàn phần không chỉ bao gồm các thành phần dễ đo lường như: vitamin, khoáng chất, đạm, béo, đường bột mà còn là enzym và năng lượng sống.

Mọi loài sinh vật tồn tại trong tự nhiên đều sống trên đất, nước và hưởng chung ánh mặt trời để đạt đủ điều kiện sinh trưởng và phát triển. Và vậy, Chính thực phẩm toàn phần mới hội tủ đủ phẩm chất để nuôi sống con người mạnh khỏe cả thân – tâm – trí. Sử dụng thực phẩm toàn phần trong bữa ăn hằng ngày là cách mà mỗi người nội trợ làm chủ cuộc sống.

CHÚC CÁC MẸ TỈNH TÁO ❤

Trân trọng

#mecucdoan

#cucdoansuame

#cucdoanthucphamtoanphan

#giang_ơi_ngưng_chia_sẻ_sữa_mẹ_sai_cách

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x