“KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH” – 1 KHÁI NIỆM THẤT ĐỨC TỪ SỰ THAM LAM VÀ KÉM HIỂU BIẾT

“KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH” – 1 KHÁI NIỆM THẤT ĐỨC TỪ SỰ THAM LAM VÀ KÉM HIỂU BIẾT
Mục lục bài viết

Đối với những người quan tâm về sức khoẻ, đặc biệt là các mẹ đang nuôi con nhỏ thì các cụm từ “hệ miễn dịch”, “sức đề kháng” luôn được quan tâm đặc biệt trên các công cụ tìm kiếm. Trong cơn sợ hãi bệnh tật, sợ hãi cái chết, con người càng dễ bị thao túng. Thế là hàng loạt các khái niệm về miễn dịch ra đời để điều hướng tiêu dùng, trong đó có “khoảng trống miễn dịch”.

1. Over view về khoảng trống miễn dịch:

Khoảng trống miễn dịch được định nghĩa là khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi, đây là độ tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với những biện luận không xác đáng về “hệ miễn dịch”, người ta đã triển khai nội dung như sau:

– Đưa ra vấn đề: Dưới 3 tuổi miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện.

– Cao trào vấn đề: Miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện mà trong khi đó, hệ miễn dịch thụ động nhận từ nhau thai và sữa mẹ bị suy giảm sau 6 tháng.

– Kết luận vấn đề: Giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi, trẻ có 1 hệ miễn dịch rất yếu ớt, dễ bệnh tật. Và đây chính là giai đoạn được định nghĩa là “khoảng trống miễn dịch” của đời người.

– Dẫn chứng cho kết luận: Các bé đến độ tuổi này rất hay đau ốm, và đau ốm tái đi tái lại liên tục.

– Giải pháp: Sử dụng sữa công thức, trong đó nên ưu tiên sữa non bò, dê… hoặc sử dụng thực phẩm chức năng.

Liệu khái niệm và biện luận, giải pháp của vấn đề “khoảng trống miễn dịch” đã xác đáng với sinh lý sơ sinh và không mâu thuẫn với các dẫn chứng khoa học khác – đặc biệt là khoa học sữa mẹ, yếu tố xây dựng nên hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Để làm rõ sự thật về khoảng trống miễn dịch, chúng ta cần có kiến thức cơ bản về hệ miễn dịch và sự móc nối mật thiết giữa nền tảng nuôi con sữa mẹ đã quyết định việc xây dựng hệ miễn dịch trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào. Do đó mời quý vị dành ra 3phút quý giá của cuộc đời để cập nhật về các kiến thức “mới mẻ” bên dưới.

“KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH” – 1 KHÁI NIỆM THẤT ĐỨC TỪ SỰ THAM LAM VÀ KÉM HIỂU BIẾT

2. Hiểu biết về hệ miễn dịch và ảnh hưởng của sữa mẹ đối với hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

2.1. Về hệ miễn dịch:

a/ Phân loại:

Có 3 loại miễn dịch:

– Miễn dịch bẩm sinh: là hệ thống miễn dịch có sẵn trong mỗi cá thể, ngay từ khi sinh ra, và được tạo nên từ trong quá trình phát triển bào thai.

– Miễn dịch thích ứng: là hệ thống miễn dịch được tạo ra sau khi cá thể nhiễm bệnh, các tế bào sản sinh kháng thể và ghi nhớ mầm bệnh với các kháng nguyên đặc hiệu để ứng phó cho các đợt tấn công khác tương tự.

– Miễn dịch thụ động: là hệ thống miễn dịch được nhận từ mẹ thông qua dây rốn và sữa mẹ. Được sử dụng để chống lại mầm bệnh khi bản thân cá thể chưa kịp/chưa tự sản xuất được kháng thể cho các trường hợp này.

b/ Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và cơ chế bảo vệ không có khoảng trống miễn dịch:

Môi trường sống thông thường luôn hàm chứa vô vàn mầm bệnh ở các thể vi khuẩn, vi rút, tế bào nấm mốc… Tất cả đều lơ lửng trong không gian. Ở thời khắc chui ra khỏi tử cung, trẻ sơ sinh đã đi từ môi trường không bệnh tật, ra môi trường vô vàn mầm bệnh. Và nhờ vào hệ miễn dịch bẩm sinh mà trẻ sơ sinh giữ được sức khoẻ ổn định. Hệ miễn dịch bẩm sinh là 1 hệ thống cực kỳ mạnh mẽ để cùng lúc đương đầu với 1 môi trường mầm bệnh dày đặc tấn công vào trẻ ngay lập tức, trong cùng 1 lúc.

Đây là 1 quan điểm mới mẻ, bởi lâu nay người ta vẫn cho rằng trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa phát triển, còn yếu ớt nên dễ mắc bệnh. Nhưng rõ ràng, sự tồn tại nguyên vẹn của trẻ sơ sinh trong môi trường mầm bệnh đã đặt ra những giả thuyết mới.

Theo NCBI, trong các nghiên cứu về hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh (miễn dịch bẩm sinh) cho thấy, hệ miễn dịch của trẻ có sự thiên vị. Sự thiên vị này thể hiện ở chỗ, tế bào T chống viêm của hệ thống miễn dịch sơ sinh cho phép hệ vi sinh vật lạ xâm chiếm mà không tạo tín hiệu gây viêm mạnh như thông thường. Chính sự thiên vị này khiến khả năng đáp ứng của hệ miễn dịch bị thay đổi, tạo ra môi trường cho phép thiết lập hệ vi sinh vật trên vật chủ.

Sự xâm chiếm của vi sinh vật từ mẹ, từ môi trường sống tạo nên hệ vi sinh vật của trẻ, đây là một yếu tố điều chỉnh quan trọng cho sự phát triển của hệ thống miễn dịch trưởng thành. Trẻ sơ sinh sẽ được hưởng lợi từ trạng thái miễn dịch cho phép hình thành hệ vi sinh vật. Nhưng sự đánh đổi là hệ thống miễn dịch này rất nhạy cảm và có thể dẫn đến phản ứng gây bệnh nặng sau khi nhiễm virus, hoặc gây tổn thương mô khác.

Hay nói cách khác, việc hệ thống miễn dịch bẩm sinh khiếm khuyết chính là cơ chế tự nhiên của trẻ, nhằm thu nạp đội quân vi sinh vật, xây dựng nên hệ thống miễn dịch thích ứng để sử dụng trọn đời. Và tự nhiên đã bù lại cho trẻ bằng cách, trong giai đoạn thiết lập hệ vi sinh vật này, trẻ được nhận hệ miễn dịch thụ động từ mẹ trong suốt thai kỳ, và giai đoạn nuôi con sữa mẹ để xử lý các vấn đề bệnh tật khi nhiễm virus, hoặc các phản ứng gây bệnh, gây tổn thương mô khác.

Tới đây cho thấy, quá trình nuôi dưỡng thai nhi – tái tạo sinh lực gốc, và việc #nuôi_con_sữa_mẹ là tối thiết quan trọng để trẻ nhỏ có nền tảng sức khoẻ trọn đời, bảo vệ trẻ hoàn toàn không có bất cứ khoảng trống miễn dịch nào.

2.2. Sữa mẹ – bùa hộ mệnh miễn dịch hoàn toàn, vĩnh viễn không có khoảng trống miễn dịch:

Sữa mẹ chính là nguồn miễn dịch thụ động duy nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Thành phần sữa mẹ phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ trong đó bao gồm: dinh dưỡng, kháng thể và tế bào miễn dịch đang sống.

a/ Ngay khi chào đời không có khoảng trống miễn dịch:

Ngay tại thời điểm chào đời, trẻ phải đương đầu với môi trường vô vàn mầm bệnh, trẻ sẽ bị tấn công ngay lập tức, ồ ạt cùng 1 lúc. Thì ngay lúc này, mọi bà mẹ đều có sữa non – cực giàu kháng thể, và tế bào miễn dịch tiết ra liên tục trong 72h sau sinh. Các bé được hưởng trọn vẹn thời gian sữa non này kèm với da kề da bố mẹ sẽ giảm tối thiểu các nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm bệnh khác.

b/ Sau khi chào đời cho đến 1 tuổi không có khoảng trống miễn dịch:

Sữa mẹ là thức ăn duy nhất trẻ cần, đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng và năng lực bù đắp hệ miễn dịch. Theo cơ chế cung cầu, và vào các thời điểm khác nhau của sự phát triển mà trẻ sẽ được vú mẹ sản xuất sữa đáp ứng đúng và đủ. Đặc biệt khi trẻ đau ốm, vú mẹ sẽ sản xuất kháng thể và truyền luôn cả tế bào miễn dịch đặc hiệu để trị bệnh cho con.

Từ 6 tháng trở lên, trẻ bắt đầu ăn dặm, tuy nhiên ăn dặm trong giai đoạn dưới 1 tuổi là để giúp trẻ “học ăn”, không có mục đích dinh dưỡng, vì thế việc bú mẹ hoàn toàn giúp trẻ duy trì nguồn dinh dưỡng và miễn dịch thụ động trọn vẹn.

“KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH” – 1 KHÁI NIỆM THẤT ĐỨC TỪ SỰ THAM LAM VÀ KÉM HIỂU BIẾT

c/ Sau 1 tuổi không có khoảng trống miễn dịch:

Lúc này, trẻ ăn là chính, sữa mẹ là phụ. Đồng thời vào thời điểm này trẻ bắt đầu biết đi và tham gia vào các hoạt động cộng đồng nhiều hơn. Vì thế sữa mẹ chuyển sang dạng giảm chất lượng dinh dưỡng và tăng chất lượng kháng thể.

Sữa mẹ sau 1 tuổi còn giàu kháng thể hơn cả trước đó – nghiên cứu đã được đăng tải trên NCBI và được trích dẫn tại trang 209 sách “Tận hưởng hành trình nuôi con sữa mẹ” của Bác sỹ sữa mẹ Anh Thy – Chuyên gia tư vấn sữa mẹ Quốc tế.

Việc đo lường dinh dưỡng và kháng thể của sữa mẹ sẽ chỉ có giá trị trung bình ở các khoảng thời gian như trên. Bởi, tuỳ vào nhu cầu của mỗi em bé trong các giai đoạn khác nhau của quá trình lớn lên, và mức độ mắc bệnh mà sữa mẹ đáp ứng những nhu cầu khác nhau rất linh hoạt.

Nếu con bạn có 1 sinh lực gốc yếu, dẫn đến quá trình lớn lên hay ốm đau, lúc này sữa mẹ sẽ là cơ hội duy nhất để bạn giúp con vượt qua bệnh tật – vì sữa mẹ là nguồn miễn dịch thụ động DUY NHẤT trên đời phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mức độ ốm càng nghiêm trọng càng đòi hỏi sữa mẹ nhiều hơn so với các em bé có sinh lực gốc mạnh. Sữa mẹ bú trực tiếp chính là bùa hộ mệnh miễn dịch cho mọi em bé giúp quãng đường lớn lên của trẻ không hề hở 1 khoảng trống miễn dịch nào.

Điều này cũng là minh chứng cho việc trẻ sử dụng sữa công thức, mà có những trẻ vẫn lớn lên bình thường, có những trẻ có vấn đề tiêu hoá ngay sau đó chỉ vài tháng, thậm chí vài tuần. Trẻ nhỏ không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ tử vong gấp 14 lần so với trẻ được bú mẹ – thống kê của Lancet.

Trong khi đó sữa mẹ an toàn đến 98%. Tỷ lệ các trẻ bị bệnh dẫn đến dị ứng sữa mẹ cực kỳ thấp. (Nếu trẻ dị ứng sữa mẹ có sinh lực gốc vô cùng thấp với quãng đời trưởng thành đầy chông gai. Để tránh việc này các mẹ hãy tìm hiểu cách để kiện toàn sức khoẻ bố mẹ từ trước khi quyết định sinh con)

3/ Kết luận về khoảng trống miễn dịch

Xuyên suốt thời gian sinh trưởng của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, khi trẻ được đồng hành cùng sữa mẹ bú trực tiếp thì trẻ luôn được bảo vệ tối đa với các hệ thống miễn dịch có mối liên hệ mật thiết, khăng khít, bện chặt như bánh răng của cả mẹ và bé; và hệ thống miễn dịch này có tính di truyền, kế thừa, xây dựng, hoàn thiện, bảo vệ cao cấp. Tất cả nhằm đảm bảo tỷ lệ sống còn của con non mà tự nhiên đã lập trình.

Tóm lại, không có “khoảng trống miễn dịch”, khái niệm này cũng hoàn toàn không tìm thấy ở NCBI – thư viện y khoa Hoa Kỳ, hay bất cứ thư viện y khoa nào khác trên thế giới.

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã được tự nhiên tính toán đầy đủ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển tối ưu. Việc của các bà mẹ là “nuôi con bằng bản năng” với việc ôm ấp và cho bú ngay khi chào đời, liên tục cho đến 2 tuổi, lý tưởng là 3 tuổi, thậm chí nhiều hơn nữa nếu muốn. Khoảng trống miễn dịch dường như là việc đặt tên cho 1 khái niệm mới, biến nó thành vấn đề, và thiết lập giải pháp, đây chính là quy trình tạo cầu để bán cung là biểu hiện của sự tham lam từ những tư duy kém hiểu biết.

Link về miễn dịch sơ sinh: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7712002
Link về sữa mẹ sau 1 tuổi: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26776058
Link về khái niệm SINH LỰC GỐC:

#y_học_toàn_diện
#nuôi_con_0đ
#phổ_cập_nuôi_con_sữa_mẹ
#nuôi_con_sữa_mẹ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x