Câu trả lời là CÓ.
Nhưng chữ “có” này cần được phân tích rõ ràng trên nhiều phương diện để tránh các hiểu lầm, quy chụp, và hướng dẫn sai trái.
1/ SỮA MẸ LÀ THỨC ĂN MÁT NHẤT CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ:
Đúng vậy, vì sữa mẹ là thức ăn duy nhất phù hợp hoàn toàn với hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ được hình thành từ trong thai kỳ và dự trữ từng ngày song song cùng với sự lớn lên của thai nhi. Do đó sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng “thấu hiểu” thai nhi nhất với từng cặp mẹ con.
Ngay khi chào đời, đối mặt với vô vàn mầm bệnh xâm nhập ồ ạt đồng thời, trẻ sơ sinh có sữa non với dinh dưỡng cao cấp và hệ miễn dịch thụ động tối ưu bảo vệ toàn diện ngay lập tức. Thành phần bảo vệ và dinh dưỡng này còn tăng lên gấp nhiều lần đối với các trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Sữa mẹ không chỉ bao gồm các thành phần dinh dưỡng tối ưu mà còn bao hàm kháng thể, hormone, enzyme và các tế bào miễn dịch cùng với hệ vi sinh vật cộng sinh tối thiết cho sự sinh trưởng, phát triển và hoàn thiện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Do đó, sữa.mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế. Lý tưởng nhất là mẹ ruột cho con bú trực tiếp hoàn toàn. Bởi sự phù hợp tối ưu của sữa với tình trạng sức khoẻ, với độ tuổi, với gen và các mối quan hệ mật thiết của các tế bào sống giữa mẹ ruột và em bé.
Lý tưởng nhì là sữa mẹ khác dành cho các bé kém may mắn (mẹ bệnh, mẹ.m.ấ.t). Bởi sự phù hợp về đặc tính loài: cùng loại dinh dưỡng, cùng các hoormone, enzyme, tế bào miễn dịch, hệ vi sinh vật cộng sinh với người…đáp ứng tương đối sự sinh trưởng và phát triển toàn diện cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
2/ SỮA.MẸ MÁT NGAY CẢ KHI MẸ BỆNH, MẸ.STRESS:
Sữa mẹ chứa kháng thể và tế bào miễn dịch, đây là các thành phần tạo nên hệ miễn dịch thụ động cho bé, bảo vệ bé khỏi mọi mầm bệnh. Khi mẹ tiếp xúc vi khuẩn (với các mẹ có công việc đặc thù như bệnh viện, công ty môi trường…), hoặc khi ốm thì các thành phần miễn dịch lại càng trở nên dồi dào hơn, nhằm bảo vệ bé, và nhờ đó mẹ cũng nhanh chóng thoát khỏi mầm bệnh. (Kể cả khi mẹ nhiễm/H.I.V vẫn nuôi con sữa mẹ an toàn nhờ trợ giúp của thuốc kháng virus và phải ưu tiên nuôi con sữa mẹ để hạn chế bệnh tật do mọi yếu tố bảo vệ sức khoẻ của cặp mẹ con này thấp)
Khi stress, buồn bã, giận dữ, tâm trạng tiêu cực… các hormone liên quan đến trạng thái tinh thần đều gần như không vào sữa mẹ. Các cảm xúc này chỉ có tác động làm giảm hiệu suất tiết sữa, giải phóng sữa ngay tại thời điểm đó, và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Con bú mẹ còn giúp tiết ra hormone hạnh phúc hoá giải các hormone tiêu cực.
Chỉ duy có trường hợp mất.m.ẹ hoặc mẹ có vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng (hôn mê, hoặc dùng kháng sinh liều cao) không thể duy trì dòng sữa thì xin sữa hoặc sử dụng sữa ngân hàng là lựa chọn thứ nhì.
=>>> Ở các góc nhìn này, sữa mẹ là siêu cấp mát lành tuyệt diệu so với mọi loại sữa khác. Riêng sữa.công.thức, loại sữa nóng rách ruột cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Sữa.công.thức có thành phần dinh dưỡng với các hạt cầu béo, và protein quá cỡ so với lông mao ruột của trẻ, dẫn đến khó thẩm thấu, và gây ra tổn thương ruột. Đồng thời, ruột trẻ sơ sinh là 1 hệ thống chưa hoàn thiện, có nhiều khoảng lông mao còn thiếu nên bị hở. Trẻ cần thời gian để phát triển lông mao ruột, lấp chỗ hở, nhưng sct không có thành phần hoàn thiện sẽ khiến ruột trẻ tổn thương vĩnh viễn – Trang 100-101, sách 68 Ngộ nhận và giác ngộ về nuôi con sữa mẹ của Ths.Sữa mẹ Quốc tế Lê Nhất Phương Hồng
Cơ thể người có 10% tế bào người và 90% tế bào vi sinh vật. Nhưng sữa.công.thức không có tế bào miễn dịch và hệ vi sinh vật, không có hormone và enzyme người tương thích, sự mô phỏng dinh dưỡng và kháng thể lại không trọn vẹn. Do đó, s.c.t không có tính bảo vệ, càng không có tính xây dựng sự sinh trưởng lành mạnh của tế bào người và hoàn toàn không có sự sống của hệ vi sinh vật.
3/ SỮA MẸ NÓNG KHI NÀO?
a/Khi trẻ “KHÔNG SỔ SỮA” – mối quan hệ giữa cân nặng và các nhóm chất dinh dưỡng:
Chững cân trong 1 vài thời điểm sẽ khác với 1 em bé có 7-8 tháng liên tục trong 1 năm đầu đời có mức cân nặng nằm ở “chuẩn dưới”. Về cơ bản trẻ ở mức chuẩn dưới không đáng ngại, và không phải là vấn đề căng thẳng. Nhưng nhìn nhận lại 1 cách khách quan (nếu không có ảnh hưởng bởi thói quen bú vặt, đổi vú liên tục) thì sữa mẹ đang có những điểm lệch dinh dưỡng.
Tỷ trọng các nhóm dinh dưỡng (đạm – đường – béo – vitamin – khoáng chất) trong sữa mẹ là không đổi giữa các bà mẹ cùng vùng địa lý, cùng dân tộc. Nhưng riêng chất béo – chất cung cấp năng lượng và khả năng tăng cân sẽ có sự thay đổi theo chế độ ăn:
– Việc các bà mẹ đang cho con bú tiêu thụ các loại thực phẩm như đồ ăn nhẹ, thức ăn nhanh, bơ thực vật,… làm tăng hàm lượng chất béo chuyển hóa (chất béo có hại) trong sữa mẹ làm ảnh hưởng đến khả năng tăng cân lành mạnh của trẻ.
– Thiếu béo lành mạnh còn làm giảm vitamin A, E, D, K trong sữa mẹ (các vitamin này tan trong chất béo, nên trong sữa mẹ, chúng sẽ tồn tại chủ yếu trong chất béo). Đặc biệt là vitamin K ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vitamin D từ mặt trời và tiến trình cốt hoá xương.
b/ Mối liên hệ giữa cân nặng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ với quá trình mang thai và cho con bú:
Trẻ không sổ sữa, không chỉ là biểu hiện của các nhóm dinh dưỡng chính mà còn phản ánh quá trình mang thai và thời gian cho con bú nghèo nàn vi chất của cơ thể mẹ:
– Mẹ mắc bệnh thiếu máu, hoặc tiêu thụ thực phẩm công nghiệp là chính, có lối sống tiêu cực (thức khuya, dùng chất kích thích…) khiến mẹ thiếu máu. Những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sắt mẹ cung cấp cho con. Trẻ có mẹ thiếu máu hầu hết thiếu sắt và biểu hiện ngay ở tháng tuổi thứ 4.
– Mẹ lạm dụng kem chống nắng và các liệu pháp chống nắng quá mức khiến cơ thể thiếu vitamin D, dẫn đến thai nhi thiếu D ảnh hưởng đến quá trình cốt hoá xương, quá trình vận hành hệ miễn dịch, quá trình cấu tạo các hormone quan trọng tham gia vào hàng loạt các hoạt động sống của cơ thể.
– Mẹ sử dụng các thực phẩm tiệt trùng, tinh luyện đã triệt tiêu hoàn toàn vi chất tự nhiên. Dẫn đến cơ thể không có đủ vi chất từ thực phẩm. Do đó vi chất trong sữa mẹ cũng nhanh chóng thiếu hụt (vitamin D, K, kẽm, sắt…) khi trẻ chưa kịp đủ tuổi hấp thụ từ thực phẩm (trẻ đủ răng – sau 1 tuổi).
c/ Mối liên hệ giữa cân nặng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ với hệ vi sinh vật của mẹ:
Trong sữa mẹ còn 1 thành phần đặc biệt là hệ vi sinh vật. Một trẻ sơ sinh tiêu thụ khoảng 800 mL HBM mỗi ngày sẽ ăn vào 8×10^ 4 –10^6 vi khuẩn hội sinh. Các cộng đồng vi sinh vật đa dạng trong sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ sơ sinh chịu trách nhiệm trong điều hòa miễn dịch và chuyển hóa nội sinh.
Như vậy, rõ ràng mẹ có 1 hệ vi sinh vật phong phú sẽ di truyền cho con 1 hệ vi sinh vật toàn diện. Nếu mẹ có 1 hệ vi sinh vật lệch lạc, hoặc yếu đuối thì con sẽ được hưởng kết quả tương tự. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khoẻ, khả năng hấp thụ, và khả năng chống trọi bệnh tật của trẻ. Và biểu hiện cân nặng là điều đầu tiên mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy.
Trẻ bú mẹ trực tiếp hoàn toàn ngày nay bắt đầu gặp những biến chứng như dị ứng đạm, bất dung nạp đường, viêm da, vàng da. Đây là 4 biến chứng tiêu biểu, phổ biến kinh điển của trẻ sơ sinh hiện nay. Các group liên quan đến các biến chứng này có đến hàng chục nghìn người tham gia. Tây y kết luận chúng là những hiển nhiên, bẩm sinh, cơ địa và thực hiện các phương pháp chữa trị như cắt triệu chứng và sống chung, thậm chí sử dụng chế phẩm thay thế sữa mẹ. Nhưng thực tế đây là 1 biểu hiện của “SỮA MẸ NÓNG” – sữa mẹ thiếu vi chất, sữa mẹ mất cân bằng hệ vi sinh vật trầm trọng.
Điều này bắt đầu từ:
– Công nghiệp làm đẹp đã tẩm hoá chất từ đầu đến chân mọi phụ nữ phổ thông trong thời gian dài. Việc làm sạch quá mức, ướp hoá mỹ phẩm quá mức sẽ triệt tiêu hệ vi sinh có lợi trên da, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại tăng sinh (viêm da do demodex tăng đột biến vì lạm dụng mỹ phẩm chứa corticoid là 1 hiện tượng rất phổ biến).
– Mùi hương nhân tạo làm căng thẳng thần kinh trung ương và rối loạn hệ vi sinh vật hô hấp ở đường mũi, họng.
– Mẹ lạm dụng thuốc tây (bao gồm cả kháng sinh, kháng viêm và các loại thuốc bôi, thuốc đặt khác…). Tất cả các chế phẩm này đều có tác dụng triệt tiêu hệ vi sinh vật có lợi và phát triển hệ vi sinh vật có hại trên cơ thể mẹ. Sữa mẹ hàm chứa gen khiếm khuyết của hệ vi sinh vật lệch lạc. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 1 tuổi đã có trong người các loại vi khuẩn kháng với kháng sinh thông dụng như tetracycline, amoxicillin/augmentin.
– Mẹ có sinh lực gốc yếu: bố mẹ là những em bé sinh non, bố mẹ có tuổi thơ lạm dụng kháng sinh, bố mẹ được nuôi bằng sữa.công.thức, bố mẹ có thói quen ăn lệch, bố mẹ mắc bệnh tiêu hoá, hô hấp mãn tính…
Tất cả những điều này chi phối hệ vi sinh vật ruột, hậu môn, âm đạo của mẹ. Khi mẹ truyền hệ vi sinh vật qua sữa hoặc các tiếp xúc hô hấp, da kề da đều không đem lại lợi ích tối ưu, thậm chí còn di truyền những vi sinh vật có hại cho con. Qua đó, thiết lập 1 hệ tiêu hoá lệch lạc, hệ miễn dịch kém hiệu quả trên cơ thể trẻ. Cuối cùng tác động tiêu cực lên khả năng hấp thụ, và tăng cân của trẻ.
d/ Tính hàn – nhiệt trong đông y và các vấn đề đường ruột của trẻ:
Cơ thể người không chỉ được cấu tạo từ các thành phần dinh dưỡng mà nó còn là 1 hệ thống tuần hoàn năng lượng trong đó khí và huyết là dòng chảy đại diện. Sinh nở là quá trình tiêu tốn sinh lực, tổn hao dương khí. Việc đứa trẻ chui ra khỏi cơ thể người mẹ không chỉ làm mở toang các huyệt đạo, lỗ chân lông, mà còn cắt đứt lìa 1 phần máu thịt.
Do đó, sau sinh cơ thể mẹ có xu hướng nhiễm hàn cực sâu. Khả năng hồi phục phụ thuộc vào thể trạng của từng người. Và thức ăn chính là nguyên liệu chính để rút ngắn thời gian hồi phục – thức ăn là thuốc.
Với 1 thể trạng yếu ớt, cơ thể mẹ sẽ khó khăn trong việc điều hoà năng lượng trở về mức cân bằng. Trong khi đó sữa mẹ từ máu mẹ mà thành sẽ chuyên chở toàn bộ năng lượng của mẹ sang con. Trẻ sơ sinh là thực thể non nớt, tuy dương tính cao nhưng chưa có khả năng điều hoà năng lượng, dẫn đến cấp nhiệt thì nhiệt tăng đột biến, cấp hàn thì nhiễm lạnh đột ngột.
Sữa mẹ nóng – mát biến động thì ngũ tạng trẻ biến động. Chướng hơi trằn trọc, đầy bụng khó ngủ, nặng bụng ly bì, ăn không tiêu là ị nhầy, xanh, đen, chua… Ngũ tạng hấp thụ kém thì sinh trưởng kém.
Tình trạng này sẽ không có khi cơ thể mẹ ổn định, và trẻ sơ sinh đã có thời gian làm quen với môi trường sống mới – thường là khoảng 3-4 tháng sau sinh.
Tây y không có lý thuyết âm dương, năng lượng do đó bác bỏ các chăm sóc sau sinh theo phương pháp “kiêng cữ”. Trong trường hợp trẻ có vấn đề sẽ sử dụng thuốc (men, siro…) để cắt triệu chứng và quy nguyên nhân đề thuộc về “cơ địa”.
4/ GIẢI PHÁP ->> HỜI HỢT HAY TẬN GỐC:
a/ Xã hội hời hợt, giải pháp ngu ngơ:
Hàng loạt các nội dung về vấn đề sữa mẹ thiếu chất được khai thác triệt để. Và giải pháp đi kèm là tiêu thụ thực phẩm chức năng (vitamin D3K2, sắt, kẽm…) có đặc tính sinh học thấp, liều uống thích hợp vẫn còn đang gây tranh cãi trong giới chuyên môn.
Các thực phẩm chức năng này được “khuyên dùng” vô tội vạ bởi bất cứ ai dưới thuật ngữ “liều dự phòng” – được giải thích rằng nếu thiếu thì bổ sung là đủ, nhưng đủ hay thừa thì cơ thể tự đào thải, rất mập mờ, và tiềm ẩn các nguy cơ quá tải “không ai chịu trách nhiệm”. Vì với thực phẩm chức năng, bác sĩ hay bất cứ ai đều không có thẩm quyền chỉ định. Do đó việc sử dụng các sản phẩm này người dùng sẽ phải tự gánh hậu quả hoàn toàn.
Đặc biệt tệ hại hơn là việc cổ súy thay thế sữa mẹ bằng chế phẩm công nghiệp – sữa.công.thức. Hành động ngu ngơ này giống như hất đổ bàn tiệc chỉ tại 1-2 món không ngon. Thay vì tìm hiểu nhà bếp, nguyên liệu, phương thức chế biến để có bàn tiệc tốt hơn. Thì người ta vứt hết, rồi đi mua mì tôm tẩm hoá chất mô phỏng bàn tiệc. Với chỉ số hấp thụ rất kém nhưng lại hết sức tâm đắc về sự hoàn hảo của những khiếm khuyết toàn diện này.
Các vấn đề nêu trên cộng dồn gây nên việc những người mẹ phổ thông có lối sống công nghiệp nuôi con “KHÔNG SỔ SỮA”. Vì kém hiểu biết những người này đổ tội cho cái vú kém chất lượng. Thế là những người mẹ có sức khoẻ kém mất niềm tin vào nuôi con sữa mẹ tự nhiên. Hiệu ứng đám đông, hiệu ứng domino khiến hàng loạt những người chưa có con tin vào đó.
Phụ nữ ngày nay dễ dàng quyết định thay thế sữa mẹ, khước từ việc tìm hiểu về kiến thức sữa mẹ, nhanh chóng chấp nhận các luồng thông tin sai lệch về việc nuôi con sữa mẹ. Chạy theo các phương pháp nuôi con tách mẹ từ lọt lòng làm cản trở việc nuôi con sữa mẹ, cổ xuý lẫn nhau về phong trào “nuôi con bằng sữa gì cũng được”. Phụ nữ gần như từ bỏ việc học cách “dùng vú” sao cho đúng.
Các vấn đề con gặp phải, bản thân gặp phải đều kết luận hời hợt vì “cơ địa”. Mà không biết rằng, đó là hệ quả của lối sống kém hiểu biết, của thân thể nhiều khiếm khuyết không được chăm sóc đúng đắn từ mẹ (và cả từ bố).
Kết hợp với các điều kiện kinh tế của 1 đất nước đang phát triển, kết quả là 75% phụ nữ Việt Nam không biết cách cho con bú và từ bỏ việc nuôi con sữa mẹ.
b/ Giải pháp triệt để:
Mẹ là sự sống của con, mẹ là điều duy nhất con cần trên đời. Do đó, giải pháp triệt để là kiện toàn sức khỏe của mẹ, trong đó chú trọng việc xây dựng hệ vi sinh vật tự nhiên lành mạnh từ lối sống:
– Nhận định thói quen sinh hoạt bao gồm: thói quen ăn uống, thói quen lựa chọn thực phẩm, thói quen tập luyện, thói quen ngủ nghỉ, thói quen làm việc, thói quen tình dục, thói quen dùng thuốc, thói quen sử dụng mỹ phẩm…
– Tìm hiểu về ở cữ dân gian
– Tìm hiểu và ứng dụng các cách hỗ trợ vượt bệnh không sử dụng thuốc tây càng sớm càng tốt (lý tưởng nhất là từ khi chưa có bầu)
– Tìm hiểu về nuôi con sữa mẹ và cách dùng vú đúng.
– Nhận định đúng tình trạng sức khoẻ, khiếm khuyết về gen (nếu có) của bản thân, của chồng từ thuở sơ sinh đến quá trình trưởng thành để có đánh giá đúng đắn về các kỳ vọng nuôi con.
Chúc các mẹ có dòng sữa mát lành nuôi con ú na ú nần, không phụ thuộc bất kỳ ai!
#phổ_cập_kiến_thức_nuôi_con_sữa_mẹ