Quán cafe đóng cửa được nhắc đến trong bài viết là quán cafe view biển Jeju, Phan Thiết. Sự việc đã rầm rộ trên mạng xã hội 1 thời gian bằng video quay lại cảnh nhân viên trong lúc dọn bàn đã thẳng tay ném cốc nhựa xuống biển làm cộng đồng mạng phẫn nộ.
Và việc quán cafe đóng cửa dù cho có sự đầu tư lớn cùng với những bối cảnh HÀN QUỐC đẹp như mơ khi mới khai trương 1 tuần, không chỉ là bài học trong việc vận hành doanh nghiệp mà còn là NHỮNG SUY NGẪM sâu sắc mà mọi bậc cha mẹ cần phải dành thời gian để chiêm nghiệm.
1. Quán cafe đóng cửa và bài học doanh nghiệp:
Ngay sau khi sự việc được đăng tải trên mạng xã hội, người đứng đầu đã lập tức công khai xin lỗi và phải ngay tiếp đó là quán cafe đóng cửa, ngừng hoạt động vô thời hạn. Hàng loạt hình ảnh decor đẹp long lanh, góc hightlight với view biển vô cực làm đắm say bao nàng thơ đã để lại những nuối tiếc vô hạn.
Các bình luận phê phán nhân viên yếu kém vạ lây chủ đầu tư khiến quán cafe đóng cửa nổi lên. Nhưng cũng ngay tại đó là hàng loạt chỉ trích về việc đào tạo nhân viên của các cấp quản lý, của người làm chủ lơ là mới dẫn đến kết cục bi thảm.
Thực ra, những chỉ trích này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, bên dưới cái cốc nhựa với sự cẩu thả của 1 vài bên liên quan, thì sâu hơn đó là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, là tầm nhìn phát triển, và lối sống của người làm chủ rất có vấn đề mới là nguyên nhân đặt dấu chấm hết khiến quán cafe đóng cửa. Tất cả, tựu chung có thể dùng 1 từ là “kệch cỡm” để mô tả.
Cũng giống như quán cafe đóng cửa này, hầu hết các bên làm F&B đều kệch cỡm như vậy. Vì họ theo đuổi “giá trị tài sản”, sự “phình to lợi nhuận” hơn tất cả các giá trị khác: văn hoá, nhân đạo, môi trường, … Kể từ ngày Highlands, Phúc Long… đổi từ cốc thuỷ tinh sang cốc dùng 1 lần vẫn sống vui sống khoẻ thì hàng loạt các thương hiệu lớn bé khác cũng hùa theo như 1 điều hiển nhiên.
Ngành F&B đang tạo ra lượng rác thải siêu khổng lồ với những đồ dùng 1 lần khắp mọi nơi. Như những mụn ẩn, mụn cám la liệt trên mặt được phủ lớp make up sang chảnh, hào nhoáng của cuộc sống hưởng thụ. Và cái mà mạng xã hội cao trào chỉ là việc thải rác xuống biển với tinh thần “vất rác đúng nơi quy định”. Vậy rác được thu gom thì đi về đâu?
Số đông sẽ nói đến các nhà máy xử lý. Nhưng không biết rằng quy trình xử lý độc hại, nhiều nhà máy hoạt động ko hiệu quả, nhiều vấn đề nhiêu khê xoay quanh việc ngưng hoạt động những công trìn hàng trăm tỷ… Cũng ko ai biết rằng rác thải trên thế giới được rất nhiều cường quốc mang đến sa mạc để chôn vùi.
Không có gì tự nhiên sinh ra, không có gì tự nhiên mất đi, Trái Đất vẫn cõng hết tất cả, nhào nặn tất cả, hô biến tất cả hoà lẫn vào nhau. Để vi nhựa đi vào từng tế bào sống.
Vậy mấy cốc nhựa của cậu nhân viên EQ cực thấp buộc quán cafe đóng cửa thực tế đang là biểu hiện của cả 1 hệ thống tư duy ăn sổi ở thì của hàng triệu doanh nghiệp F&B (những hàng quán sử dụng đồ dùng 1 lần ngay cả khi khách hàng ăn uống tại chỗ). Cũng như tư duy nông cạn của số đông có quan điểm “vất rác đúng nơi quy định” là xong.
Nếu các bạn là những đơn vị F&B, đừng là 1 “quán cafe đóng cửa” tiếp theo, các bạn hãy có trách nhiệm cộng đồng, với cách vận hành giảm thiểu rác thải: sử dụng vật liệu tái sử dụng; sử dụng chất tẩy rửa thân thiện môi trường, chính sách ưu đãi cho khách hàng tự phục vụ (tự mang dụng cụ cá nhân để sử dụng dịch vụ F&B)…
Nếu bạn là người sử dụng dịch vụ F&B, các bạn có thể bày tỏ thái độ với những doanh nghiệp không có trách nhiệm cộng đồng; sử dụng dụng cụ cá nhân để sử dụng dịch vụ F&B; sử dụng chất tẩy rửa thân thiện môi trường trong cuộc sống hằng ngày…
Và bạn biết không, cách chúng ta điều hành doanh nghiệp hoặc nhìn nhận 1 doanh nghiệp cũng giống như cách chúng ta nuôi dạy con cái. Mỗi quyết định, mỗi hành động đều để lại hậu quả to lớn đằng sau đó như 1 chuỗi domino bất tận.
2. QUÁN CAFE ĐÓNG CỬA VÀ 3 BÀI HỌC LÀM CHA MẸ PHẢI ĐỌC NGAY
Hành động vất chiếc cốc nhựa, việc training nhân viên, hay tư duy kiếm tiền tối ưu chi phí quản lý (giảm thiểu quản trị tiêu hao tài sản, quản trị nhân sự, giờ làm khi dùng đồ 1 lần), và hành động quán cafe đóng cửa, sâu xa chính là cách NUÔI DẠY 1 CON NGƯỜI và thành quả mà con người ấy đạt được trong đời.
- Cũng như hành động sai của cậu nhân viên vất rác xuống biển mà người chủ doanh nghiệp cần xem lại “nhận thức” của mình về trách nhiệm xã hội. Thì mỗi hành động sai trái của con cái, bố mẹ là người phải chịu trách nhiệm đầu tiên dù cho con cái ở bất kỳ độ tuổi nào. Bởi nuôi dạy thất bại khi tấm bé sẽ tạo nên kết quả thảm hại khi trưởng thành.
Bài tập cho mẹ: Hãy dành 5 phút mỗi tối để nhìn lại những hành động của con trong ngày. Ghi chú lại những điểm tốt và chưa tốt. Hãy tự hỏi: “Liệu hành động này của con có phản ánh điều gì về cách mình dạy con không?” Từ đó, lên kế hoạch điều chỉnh cách dạy con cho ngày hôm sau.
- Xây dựng doanh nghiệp, hay đánh giá 1 doanh nghiệp là chuỗi ngày quan sát, nhận định, sửa đổi/góp ý. Tương tự nuôi dạy con cái là hành trình hoàn thiện cá nhân bố mẹ. Đòi hỏi sự quan sát trước và sau khi có con hằng ngày, hằng giờ, đi kèm việc nhận sai và sửa sai chính mình liên tục. Đừng để đến khi xế chiều mới thấy mình sai lầm, thì việc quý vị đạo mạo, tử tế với xã hội không cứu vớt được những tai hoạ mà con cái các bạn gây nên, hay những đớn đau thất bại mà con bạn gặp phải đâu.
Bài tập cho mẹ: Hãy lập một “Nhật ký phát triển bản thân” và ghi lại ít nhất một điều bạn học được từ con mỗi ngày. Có thể là một cách nhìn mới về thế giới, một bài học về kiên nhẫn, hay một khoảnh khắc khiến bạn nhận ra điểm yếu của mình. Sau một tháng, nhìn lại và bạn sẽ ngạc nhiên về quá trình phát triển của chính mình.
- Nghề là nghiệp. Nghề chính là phương tiện sống của mỗi người, là góc nhìn cuộc sống, là không gian để chiêm nghiệm cuộc đời. Suy cho cùng, mọi nghề đều đi từ chân – thiện – mỹ mới bền vững. Cái nghiệp cả đời này cũng đc bố mẹ dạy mà nên.
Bài tập cho mẹ: Hãy cùng con tạo ra những “Dự án mini” trong gia đình. Ví dụ, xây dựng một khu vườn nhỏ, một góc tái chế, một worshop thủ công… tự tạo ra sản phẩm để rao bán; hoặc dạy kỹ năng cho em nhỏ, chăm sóc thú cưng bị ốm… Qua những dự án này, dạy con về trách nhiệm, sự kiên trì, và niềm vui khi tạo ra giá trị.
Đồng thời, bạn cũng sẽ học được cách quản lý dự án, giải quyết vấn đề, và quan trọng nhất là hiểu con mình hơn. Đây là sự mở đầu cho việc hình thành tam quan, định hướng tư tưởng, lối sống và dần hình thành nên mong muốn nghề nghiệp của con sau này.
Mỗi hành động nhỏ của chúng ta đều có thể tạo nên sự thay đổi lớn. Hãy cùng nhau xây dựng một thế hệ ý thức về cuộc sống và đầy trách nhiệm từ hôm nay.