TÁO BÓN – THỪA CÂN – THẤP CÒI

Táo bón – thừa cân – thấp còi là những biểu hiện phổ biến của trẻ độ tuổi ăn dặm trở lên. Trong khi táo bón có thể biểu hiện ngay sau vài tuần ăn dặm thì thừa cân và thấp còi sẽ biểu hiện khi trẻ bắt đầu trên 1 tuổi.

Trong chữa trị thông thường, mỗi vấn đề lại tương ứng với các phương pháp khác nhau, phổ biến như:

– Táo bón: sẽ là thêm nhiều rau quả vào chế độ ăn uống, sử dụng men tiêu hoá, hoặc men vi sinh, bắt trẻ uống thêm nước.

– Thừa cân: thường thì quý phụ huynh sẽ không lo lắng, thậm chí thời gian đầu còn lấy làm hãnh diện nếu con em rơi vào trường hợp này. Cho đến khi bé bắt đầu có biểu hiện: vượt size quần áo quá nhiều, kèm với vận động kém, nhanh mệt mới bắt đầu hướng con tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, và cố gắng giảm khẩu phần ăn.

– Thấp còi: đây là nỗi lo sợ lớn nhất của mọi bậc cha mẹ. Do đó, chỉ cần con có tốc độ tăng cân chậm 1-2 tháng là bố mẹ đã rất căng thẳng. Ngay lập tức tìm cách bổ sung các loại sản phẩm hỗ trợ như vitamin, sắt, canxi, D3K2, kẽm, men tiêu hoá, men vi sinh… Bổ sung theo đơn, hoặc không theo đơn, với suy nghĩ vì thiếu các chất này nên con mới không lớn.

Kèm với 1 thực đơn rất nhiều cá thịt, sữa, phô mai… lịch ăn dày đặc từ khi ngủ dậy đến ngay trước lúc ngủ.

Thật đáng tiếc, hầu hết các trẻ gặp biểu hiện táo bón – thừa cân – thấp còi đều có khả năng hồi phục kém, hoặc không hồi phục, hoặc phụ thuộc thuốc, men, hoặc cải thiện nhưng lại rơi vào 1 vấn đề khác là “ăn lệch”.

VẬY NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ LÀ GÌ?

Cha mẹ của 3 anh em táo bón – thừa cân – thấp còi chính là “rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột”.

1. Hiểu biết về hệ vi sinh vật đường ruột:

Ruột là nơi cư ngụ của một hệ vi sinh vật khổng lồ (bao gồm: vi khuẩn, vi rút, nấm và động vật nguyên sinh) cùng các chất chuyển hóa của chúng, tất cả được gọi là thảm vi sinh ruột.

Có hơn 100 nghìn tỷ vi khuẩn hiện diện trong ống tiêu hoá bao gồm hơn 1000 loài khác nhau cư trú trong ruột. Đa số các vi sinh vật ruột thuộc 2 ngành: Firmicutes và Bacteroidetes. Mật độ quần thể vi khuẩn trong ruột khác nhau theo vị trí giải phẫu.

Thảm vi sinh vật ruột tương đối ổn định. Tuy nhiên, có sự thay đổi đáng kể ngay cả giữa những người khoẻ mạnh với nhau. Các nghiên cứu chứng minh rằng độ tuổi, liệu pháp kháng sinh, các vùng địa lý và tần suất bị ốm đều có thể làm thay đổi thảm vi sinh vật ruột bình thường. Đặc biệt, nghiên cứu gần gây cho thấy chế độ ăn uống có tác động lớn đến sự hình thành và duy trì ổn định của thảm vi sinh ruột.

Hệ vi sinh vật đường ruột chủ yếu tham gia vào quá trình lên men carbohydrate khó tiêu thành SCFA (axit béo chuỗi ngắn). SCFA có tác dụng trong việc cân bằng nội môi năng lượng và rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột, nền tảng của khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng tối ưu.

Ở trạng thái khỏe mạnh, hệ vi sinh vật đường ruột hoạt động hài hòa với vật chủ, thực hiện các chức năng thiết yếu như tiêu hóa chất dinh dưỡng (hỗ trợ phân hủy thực phẩm thành chất dinh dưỡng dễ hấp thụ – SCFA); điều hòa, kích thích hệ miễn dịch của vật chủ; bảo vệ chống lại vi khuẩn có hại và tạo ra các chất điều hòa thần kinh.

Khi hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng sẽ gây ra rối loạn sinh lý đường ruột, là nguyên nhân của nhiều bệnh khác nhau, bao gồm: táo bón – thừa cân (hướng béo phì) – thấp còi (hướng đến thể suy dinh dưỡng).

2. Sự liên hệ của hệ vi sinh vật với táo bón – thừa cân – thấp còi:

Lối sống (thói quen, quan niệm chi phối cách chăm sóc trẻ) và tình trạng dư thừa 1 hoặc nhiều nhóm thực phẩm là các tác nhân quan trọng gây suy giảm tính đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột.

Hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi ảnh hưởng đến sự hấp thụ, lưu trữ và tiêu hao năng lượng từ chế độ ăn uống, phá vỡ sự cân bằng năng lượng của cơ thể. Nó cũng tác động đến việc kiểm soát thành phần và lượng thức ăn ăn vào thông qua các hormone ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất và vùng não chịu trách nhiệm về hành vi ăn uống. Sự giao tiếp hai chiều này, được gọi là trục vi sinh vật-ruột-não, đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng sự thèm ăn, cân bằng các loại thực phẩm, dự trữ và tiêu hao năng lượng.

Hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi trong thời gian dài sẽ gây ra sự rối loạn về thành phần và tính ổn định môi trường thảm vi sinh vật. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi thành phần SCFA, cân bằng nội môi năng lượng và tình trạng viêm. Từ đó gây nên táo bón, hoặc thừa cân, hoặc thấp còi. Nghiên cứu cho thấy có sự gián đoạn trong thành phần và tính đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột được chia sẻ giữa những người khoẻ mạnh so với người mắc bệnh béo phì, suy dinh dưỡng và táo bón.

GIẢI PHÁP CHO TÁO BÓN – THỪA CÂN – THẤP CÒI

I. Giải pháp của y học hiện đại (Tây y):

1/ Tăng cường chất xơ:

Chất xơ được hiểu là chất mà cơ thể không tiêu hoá được và có nhiều trong rau xanh, củ quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, và đặc biệt là trong các loại rau gia vị (tỏi, hành tây, hành lá).

Chất xơ có 2 loại: hoà tan và không hoà tan. Chất xơ hòa tan sẽ tan trong nước tạo thành dạng gel, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn tại dạ dày, thức ăn lưu lại dạ dày lâu hơn trước khi đến ruột non. Điều này tạo cho cơ thể cảm giác no lâu hơn, từ đó giúp kiểm soát cân nặng. Do đó nó tác động vào quá trình điều hoà cân nặng cho người thừa cân.

Chất xơ không hòa tan sẽ không tan trong nước, nên nó được vận chuyển trong ống tiêu hóa một cách nguyên vẹn, làm tăng tốc độ di chuyển của thức ăn, tăng khối lượng phân. Chất xơ không hòa tan có tác dụng nhuận tràng và giúp phòng ngừa táo bón, đồng thời là môi trường cho hệ vi sinh vật phát triển giúp hấp thụ dinh dưỡng tối ưu tốt cho người thấp còi.

Thế nhưng thói quen, sở thích, và quan điểm ăn lệch đã trở thành thách thức cho việc bổ sung chất xơ tự nhiên. Và ngày nay, người ta đã sản xuất ra viên uống rau củ, thức uống chất xơ. Nhưng các phương án này không đem lại hiệu quả cao.

1 nghiên cứu vào tháng 4/2021 về viên rau củ tổng hợp và thức uống chất xơ đã cho thấy không có thay đổi nào về các thông số sức khỏe, đường ruột và miễn dịch nói chung cũng như thành phần vi khuẩn đường ruột nói riêng. Những nỗ lực yếu ớt của viên rau củ và thức uống chất xơ dừng lại ở việc tác động vào 1 vài chi của các họ vi sinh vật và từ đó có tác dụng thanh thải glucose hỗ trợ cho bệnh nhân thừa cân biến chứng tiểu đường.

2/ Probiotic:

Probiotic là chế phẩm sinh học chứa các vi sinh vật sống hoặc giảm độc được xác định là có khả năng mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ khi chúng được cung cấp đủ số lượng và sử dụng liên tục, vượt quá bất kỳ giá trị dinh dưỡng vốn có nào. Probiotic đã chứng minh tác dụng có lợi ở bệnh nhân táo bón, thừa cân và thấp còi khiến chúng ngày càng được sử dụng như một lựa chọn điều trị.

Tuy nhiên, những lo ngại về tính an toàn của chế phẩm sinh học vẫn cần được thảo luận thêm. Sử dụng men vi sinh có thể điều chỉnh thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột và do đó gây ra sự thay đổi các hoạt động trao đổi chất và hoạt động miễn dịch ở đại tràng. Ngoài ra, việc sử dụng men vi sinh có thể chuyển các gen kháng kháng sinh sang các loài vi khuẩn đường ruột.

Probiotic này đang hiện diện trên thị trường ở dạng sữa chua công nghiệp, các loại siro, men vi sinh… bệnh nhẹ thì phụ thuộc, bệnh nặng thì không có tác dụng và góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến miễn dịch tiêu hoá.

3/ Cấy vi sinh vật vào phân:

Cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân (FMT), còn được gọi là “liệu ​​pháp vi khuẩn trong phân” hoặc “truyền phân”, đề cập đến quá trình cấy ghép hệ vi sinh vật chức năng từ phân của người hiến tặng khỏe mạnh vào đường tiêu hóa của người nhận. Nó đã được đề xuất như một phương pháp điều trị táo bón, thừa cân, thấp còi mãn tính bằng cách thiết lập lại sự đa dạng rộng rãi của hệ thực vật đường ruột.

Tuy đây đang được đánh giá là phương pháp an toàn, nhưng lại không phổ biến ở Việt Nam.

II. Cách hỗ trợ cơ thể vượt bệnh theo y học toàn diện:

Đối với các bệnh nhân táo bón – thừa cân – thấp còi, sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột thời gian dài luôn kéo theo hiện tượng viêm làm tổn thương hàng rào niêm mạc ruột. Vì thế để cải thiện tình hình cần đồng thời chữa lành hàng rào niêm mạc ruột, và xây dựng sự đa dạng hệ vi sinh đường ruột tự thân.

1. Tình trạng tổn thương hàng rào niêm mạc ruột:

Liên quan đến tình trạng viêm, ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng các thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột có thể tham gia vào việc điều chỉnh chức năng hàng rào ruột và từ đó làm giảm tình trạng viêm.

Cụ thể, A. muciniphila, được tìm thấy trong lớp chất nhầy của người khỏe mạnh, có liên quan đến việc phục hồi chức năng hàng rào ruột, giảm nồng độ nội độc tố trong máu và cải thiện chức năng trao đổi chất. Chức năng hàng rào ruột được cải thiện này rất đáng chú ý vì A. muciniphila được biết đến là một loại vi khuẩn phân hủy chất nhầy.

Do đó, để khôi phục hàng rào niêm mạc ruột ta áp dụng:

– Ăn bột sắn dây nấu chín với tinh bột nghệ mỗi sáng nhằm tráng ruột bằng chất nhầy tạo môi trường cho A. muciniphila hoạt động giúp phục hồi chức năng hàng rào ruột. Tinh bột nghệ đi kèm hỗ trợ lành thương tái tạo niêm mạc hiệu quả.

– Bữa ăn tuân thủ mùa nào thức đấy, vào mùa thì nên chú trọng đến rau đay, mồng tơi, đậu bắp,… – những rau củ có tính nhớt nhầy.

Phục hồi hàng rào niêm mạc ruột sẽ là tiền đề để hệ vi sinh đường ruột an cư lạc nghiệp, đồng thời đảm bảo các tín hiệu “order” thực phẩm chính xác và nhanh chóng trở lại thông qua trục ruột – não. Việc này thường áp dụng với trẻ trên 1tuổi, hoặc trẻ trên 6m nhưng dùng sữa,công,thức là chính.

2. Thiết lập hệ vi sinh vật đường ruột phong phú:

a/ Bằng con đường ăn uống:

– Uống dầu dừa ép lạnh/ dầu mè ép lạnh mỗi tối đối với trẻ trên 1 tuổi (và dùng với trẻ dưới 1 tuổi trong thời gian chữa bệnh hoặc bé sử dụng sữa.công.thứccf). Liều lượng 15-20ml/ngày. Giúp cung cấp chất béo lành mạnh, nhuận tràng, luân chuyển chất xơ không hoà tan tốt tạo môi trường nội môi cho hệ vi sinh vật phát triển.

– Thiết lập chế độ ăn giàu chất xơ và enzyme với rau củ quả tươi sạch, ngũ cốc nguyên cám nảy mầm theo mùa. Nếu trẻ không ăn thì mẹ có thể xay sinh tố để đảm bảo lượng chất xơ, enzyme cần thiết.

– Cắt đạm phức tạp, chỉ sử dụng đạm đơn giản từ hạt và các loại tôm cá nhỏ, nghêu sò ốc hến… đối với trẻ trên 1 tuổi, và cắt đạm hoàn toàn đối với trẻ dưới 1 tuổi được bú mẹ trực tiếp và đang điều trị bệnh.

– Bú mẹ tích cực trực tiếp hoàn toàn (cắt thức ăn khác) đối với trẻ dưới 1 tuổi, và bú thật nhiều đối với trẻ 1-2 tuổi (và những trẻ vẫn được mẹ duy trì sữa mẹ sau 2 tuổi) trong thời gian điều trị bệnh. Với trẻ dưới 1 tuổi sử dụng sữa.công.thức là chính mẹ cân nhắc việc xin s.ữ.am.ẹ khác hoặc mua sữa ngân hàng, hoặc kích lại sữa mẹ ruột.

– Bổ sung lợi khuẩn tự nhiên từ kombucha, kefir, các loại dưa muối, kim chi với trẻ trên 1 tuổi và không có vấn đề về da (viêm da, dị ứng da…thể nặng hoặc đang trong chu kỳ phát ngứa)

– Loại bỏ hoàn toàn bánh kẹo công nghiệp, gia vị công nghiệp, thực phẩm đóng gói sẵn… Bởi những thực phẩm này luôn kéo theo 1 loạt các hợp chất hoá học bao gồm: chất làm ngọt nhân tạo, rượu đường, chất nhũ hóa, chất màu thực phẩm, chất điều vị, chất làm đặc, chất chống đông vón, chất bảo quản,… Các chất này không phù hợp với thảm vi sinh vật đường ruột và thường gây ra những tác hại tiêu cực cho sự ổn định tham vi sinh vật đường ruột.

b/ Từ môi trường sống:

Hệ vi sinh vật được truyền từ bố mẹ sang con, từ môi trường vào vật chủ, do đó mọi tác động đến em bé nếu sử dụng các hỗ trợ hoá học sẽ ngăn cản sự hình thành hệ vi sinh vật lành mạnh. Do đó, bố mẹ chú ý:

– Cho con gần gũi thiên nhiên đảm bảo 3 chạm mỗi ngày: Chạm nắng – Chạm đất – Chạm nước (tắm nắng mỗi ngày, những ngày không có nắng cũng cần cho bé ra khỏi phòng để tiếp xúc ánh sáng tự nhiên, thường xuyên đi chân đất, tắm biển, chơi nước…)

– Tiếp xúc vật nuôi. Chó mèo là những con vật gắn liền với đời sống con người từ thời khởi thuỷ, do đó, giữa người và vật nuôi có sự tương đồng hệ vi sinh vật được trao đổi và hoàn thiện qua nhiều thiên niên kỷ.

– Da kề da thường xuyên với bố mẹ để nhận được lượng vi sinh vật trên da tối ưu nhất. Hệ vi sinh vật trên da có tác động chi phối với hệ vi sinh vật ruột theo trục ruột – da. Do đó càng tiếp xúc càng đem lại lợi ích. Bởi vậy, trong nuôi trẻ sinh non, ấp kangaroo – da kề da là 1 kỹ thuật nuôi dưỡng quan trọng. Và nó tốt với tất cả trẻ nhỏ không riêng gì trẻ sinh non.

– Tập đạp xe và massage bụng bằng dầu mè ép lạnh hoặc dầu dừa ép lạnh không dùng dầu công nghiệp làm mất môi trường sống của hệ vi sinh vật da và làm giảm hiệu quả massage.

– Tắm gội, vệ sinh cá nhân bằng xà bông tự nhiên giúp bảo tồn hệ vi sinh vật da hỗ trợ bảo tồn hệ vi sinh vật ruột.

c/ Từ thói quen sinh hoạt:

– Ngủ sớm dậy sớm

– Ăn đúng bữa

– Ăn hoa quả cách bữa chính 30p-1h

– Sau bữa ăn tối vào khoảng 6-7h tối thì không ăn uống thêm bất cứ thực phẩm nào khác. (Nếu có chỉ uống 1 thìa cafe dầu thực vật ép lạnh).

– Bữa ăn toàn diện với thực phẩm địa phương và theo mùa. Chú ý sử dụng đa dạng các loại gia vị khô, tươi trong bữa ăn.

=>>> Mục tiêu hỗ trợ vượt bệnh sao cho cải thiện tình trạng táo bón – thừa cân – thấp còi, đồng thời khôi phục khả năng ăn uống toàn diện, đảm bảo sự ổn định của thảm vi sinh vật đường ruột là nền tảng cho miễn dịch khoẻ mạnh.

(Cách hỗ trợ được Mượt học hỏi và ứng dụng phù hợp với trẻ nhỏ từ nghiên cứu và quá trình thực nghiệm phục hồi niêm mạc ruột của bác sĩ da liễu Hà Nguyên Phương Anh khi chị nghiên cứu về mối liên hệ của trục ruột – da)

#y_học_toàn_diện

#nuôi_con_0đ

#táo_bón

#béo_phì

#suy_dinh_dưỡng

——————————–

(Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết được Mượt lược dịch, tổng kết chia sẻ và không thay thế cho lời khuyên y tế hay phác đồ điều trị. Nếu bạn muốn áp dụng chữa bệnh hãy tham khảo ý kiến của chuyên viên y tế có thẩm quyền.)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x