LUỴ TÂM LINH (p1)

Tâm linh huyền bí và nhạy cảm. Tâm linh đóng vai trò quan trọng trong đời sống và có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe con người. Chính sự tương quan chặt chẽ này khiến đại đa số nhầm lẫn các hiện tượng, vấn đề cuối dùng dẫn đến luỵ tâm linh.

Tâm linh biểu hiện ở 2 lĩnh vực tôn giáo và tín ngưỡng. Với hiểu biết hạn hẹp, bài viết này chỉ đưa ra những góc nhìn nhỏ về Phật giáo và phong tục thờ cúng tổ tiên. Đây cũng lần lượt là tôn giáo và tín ngưỡng phổ biến có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống người Việt.

A- VỀ PHẬT GIÁO:

5 năm trở lại đây, đặc biệt từ thời điểm di.ch cô vịt, xã hội đam mê “chữa lành” và liên tục biện luận về “thời mạt pháp” với những luân hồi, nhân quả, chánh niệm,… nhiều đến mức các từ này mất đi uy ngữ.

Phật giáo trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, nhưng sự lạm dụng khiến số đông chỉ chìm đắm trong thuật ngữ mà bỏ qua con đường “hiểu biết sự vật, hiện tượng như nó vốn là”.

Giáo lý Phật giáo là kho tàng của mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Ngay trong bản thân Phật giáo cũng không phải là tôn giáo, mà nó là hệ thống khoa học tự nhiên và xã hội, 1 hệ tri thức bao quát toàn thể.

Nhưng thứ người ta nhìn thấy, và rao giảng với nhau chỉ là các thuyết học của hình thức tôn giáo. Trong đó liệt trình các biểu hiện “thái độ”, cư xử chuẩn mực trong “các tình huống”- sân si, buông bỏ, tịnh tâm, an yên, từ bi, hỉ xả…

Vì thế mà có hiện tượng “tích cực độc hại”. Người ta không dám yêu ghét đúng cảm xúc, để từ đó đương đầu và giải quyết cảm xúc thực mà cứ vùng vẫy, luẩn quẩn trong việc phải “buông bỏ”.

Tệ hơn, còn rơi vào trạng thái “đạo đức phake”- định kỳ là đi khoá tu, với tâm hồn thấm nhuần phật pháp, mà ra khỏi cửa chùa lại nguyên hình phàm phu chửi trên quát dưới, hậm hực gần xa. Hoặc tịnh tâm part time, ngồi thiền là thân tâm hướng thiện, rũ bỏ hồng trần mà hết thiền là lên story ám chỉ. Hay từ bi thời vụ, với niềm tin sắt đá vào nhân quả, rằng mình khẩu xà tâm phật, là mình có gì đấm ngay không thù dai để bụng, là mình không sai, người đời sai và chống mắt chờ nhân quả đến với người đời…

Hành động sống, tri thức sống yếu đuối, sẽ thấy nhân quả đến muộn. Giống như nhiều người cả đời thanh bạch, vàng son, giúp trên nhường dưới, nhưng vẫn ấm ức, bất hạnh. Chỉ còn biết than thân trách phận, chờ cho phúc lộc hưởng vào đời sau.

Tại sao lại có những hiện tượng này?!?!? Đa phần mọi người sẽ giải thích rằng, tu đạo là tu thân, việc phải làm hết kiếp này đến kiếp khác, dễ gì trong vài giờ thiền, hay dăm bảy khoá tu. Có ý đúng! Nhưng chưa đủ.

Khi người ta không giải thích được điều gì đó, người ta sẽ mượn tâm linh, những lý thuyết cao xa vời vợi để biện luận, hòng mong mỏi sự yên ổn, phủ nhận hoặc đổ lỗi cho hành vi yếu kém, cho tình thế ngặt nghèo của mình.

Kinh Phật chép lại là nội dung những buổi nói chuyện của Đức Phật với các đệ tử. Trong đó, giải thích mọi sự vật hiện tượng trong đời sống rất chi tiết, rõ ràng, và chính xác. Khoa học hiện đại đã ngỡ ngàng khi thành tựu của thế giới hiện đại hoá ra đã được Đức Phật miêu tả các đây hàng nghìn năm.

Khi Phật trông thấy các Tỳ-kheo dùng gáo múc nước sạch trong chum, Ngài dạy: “Các ông phải niệm chú trước khi uống nước ấy, vì trong nước đó có nhiều sinh vật rất nhỏ bé”. Lời khẳng định cách đây hơn 2500 năm này đã được chứng thực bằng sự ra đời của kính hiển vi ngày nay.

Đường link: https://thuvienhoasen.org/a17126/loi-phat-day-va-khoa-hoc thống kê rất nhiều ví dụ khác giúp quý vị kiểm chứng những lời Phật dạy và khoa học hiện đại trùng khớp ở đâu.

Thế thì những điều này có nghĩa lý gì?

Để dẫn đến các lý thuyết “triết học” của tính không, của bát chánh đạo, của tứ diệu đế… kinh Phật đều quay lại với chiếc lá, giọt nước. Mọi sự vĩ mô đều từ vi mô. Để đạt được chứng ngộ, Đức Phật đã chứng thực quy luật từ những điều bé nhỏ nhất.

Thỏ tôi, cho rằng, đến khi nào người ta thực sự hiểu được sự sống – cái chết của 1 cái lá, 1 giọt nước vận hành ra sao, quán chiếu vào chính sự sống – cái chết của bản thân mình, thì may ra mới hiểu được chút ít, và ứng dụng được phần nào giáo lý của Đức Phật.

#luỵ_tâm_linh

#y_học_toàn_diện

#nuôi_con_0đ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x