Tứ trụ sức khoẻ được biết đến với 4 yếu tố: sinh lực gốc, lối sống, tâm lý và môi trường sống. Đây là 4 yếu tố nền tảng sức khoẻ của mỗi con người. Thế nhưng nó tác động ra sao? Giải thích cụ thể nào cho thấy sức ảnh hưởng của tứ trụ trong việc nhận định tình trạng sức khoẻ? Mời bạn cùng Mượt đọc tiếp câu chuyện bên dưới:
Nội tôi 90 tuổi, nghe qua đã thấy rất thọ rồi. Cơ thể phải đến lúc rệu rã. Và ung thư xuất hiện điểm đúng hồi “bệnh” trong 4 nhịp sinh-lão-bệnh-tử. Trong mắt con cháu, họ mạc, lối xóm nội tôi coi như đã hoàn thành kiếp này. 1 ông cụ xách cuốc đi quanh vườn mỗi ngày, hít thở khí trời ở vùng quê đất đai trù phú. Thế mà lại ung thư.
Cũng giống như lũ trẻ K, Tân Triều mà tôi thường theo dõi ké trong hành trình thiện nguyện của ông anh đồng nghiệp cũ thường lui tới mỗi dịp nghỉ phép. Nhiều khi gặp lần đầu mà cũng là lần cuối. 1 ông cụ sống lành mạnh và những đứa trẻ còn chưa kịp có thói quen xấu ấy lại mắc K?
Trong khi thế giới có hàng loạt các nghiên cứu chỉ ra rằng ung thư ko phải bệnh tử (bệnh để chết/bệnh già/bệnh nan y), ung thư là bệnh LỐI SỐNG. Thì chuyện gì đã xảy ra? tứ trụ sức khoẻ giải thích thế nào về việc này?
1. Lật lại nguyên nhân từ “tứ trụ sức khoẻ”:
– Sinh lực gốc (sức khoẻ khi chào đời mà bố mẹ đã trao cho mình trong 9m10d thành hình người)
– Lối sống (trong đó bao gồm thói quen sinh hoạt, chất lượng thực phẩm-nước, tập luyện mỗi ngày)
– Tâm lý (bao gồm tính cách, tâm trạng và tư duy tâm linh)
– Môi trường sống (chất lượng không khí+đất+nước, biên độ nhiệt, bức xạ điện từ, vấn đề tiếng ồn, rác thải,…)
Chỉ 1 trong 4 yếu tố của tứ trụ sức khoẻ ko đảm bảo sẽ gây biến. Cứ rọi vào đó sẽ dễ dàng giải thích các hiện tượng “vì sao người bệnh – kẻ không?”.
2. Phân tích ví dụ tham khảo của lý thuyết “tứ trụ sức khoẻ”:
Ví dụ 1 – cùng chung điều kiện sinh lực gốc:
– Dì tôi 54 tuổi, mì chính, bột nêm, đồ ăn buông tuồng mấy chục năm vẫn khoẻ vâm vâm. Đi khám tổng quát không thấy dấu vết gì.
– Mẹ tôi ăn uống cố gắng chuẩn mực vẫn đau từ trên xuống dưới ko chừa chỗ nào
Giải thích như sau:
– Cùng 1 gốc sinh lực như nhau, chung bố mẹ, chung cả thời thơ ấu ăn cơm sắn độn.
– Nhưng dì vẫn tằn tiện cơm cá ao nhà, ruộng sâu với rau vườn, rau lủ (lủ tiếng địa phương để chỉ các ngọn đồi nhỏ) – chất lượng thực phẩm toàn phần từ tự nhiên không có bất kỳ sự tham gia của chế phẩm nông nghiệp nào (thuốc, phân, thức ăn tăng trọng); và quan trọng là dì lao động chân tay suốt những năm đôi mươi cho đến ngoài tứ tuần. Còn mẹ tôi ăn uống buông tuồng, sinh hoạt vô lối suốt những năm 20 đến gần đây mới thay đổi.
Ví dụ 2 – phải chăng già là phải mắc bệnh tử:
Tại sao nội mình 90 tuổi sống chuẩn mực lại ung thư?
– 90 tuổi cơ thể đã rệu rã nhưng vẫn giữ chế độ ăn thịt thà như 1 trung niên làm trụ cột gia đình. Với tâm lý ăn bù cho những năm tháng khó khăn, ăn cho cuộc đời gian khổ đã phải chịu. Trong khi cơ thể không cần loại dinh dưỡng phải tiêu hoá phức tạp này, hệ tiêu hoá cứ gồng lên để giải quyết mớ hỗn độn thừa thãi.
– Tuổi cao nên liên tục được bồi bổ bằng HOÁ CHẤT: sữa công thức; sữa chua 10% lợi khuẩn + 90% ối giồi ôi; tổ yến 7,5% yến xào + 96,5% trời đất hỡi …
– Lâm Đồng là vùng đất nhuộm không khí bằng thuốc bảo vệ thực vật.
– Nấu nướng với 100% các loại gia vị hoá chất.
– Mỗi sáng đều điểm danh ở quán phở đầu ngõ đẫm đìa phụ gia công nghiệp, hoặc vu vơ thì úp bát mỳ tôm với hàng loạt thành phần bất lợi cho sức khoẻ.
Ở tuổi xế chiều, khi cơ thể đã rệu rã thì khả năng thải độc yếu đi. Tế bào ung thư vốn luôn tồn tại trong cơ thể, nay lại hội tụ thêm nhiều điều kiện thuận, được dịp tăng sinh, trổ mã, bùng lên như ngọn lửa đã âm ỉ trong cái thân gỗ mục chờ ngày rực rỡ. Tứ trụ sức khoẻ đồng loạt gãy ngang.
Ví dụ 3: Lũ trẻ K, Tân Triều (Bệnh viện K Tân Triều tại Hà Đông, Hà Nội nơi tiếp nhận hàng nghìn lượt bệnh nhi ung thư mỗi năm) – mầm non bệnh tật có phải là oan nghiệt số phận?
Lũ trẻ vừa được sinh ra, hoặc nhiều thì 5-10 tuổi đời, nhưng đã mắc bệnh hiểm nghèo. Vì chúng chỉ được thừa hưởng 1 sinh lực yếu ớt với sự tổn hao nguyên khí sâu sắc. Điều đó từ đâu? Từ con tinh trùng và quả trứng nhiễm đầy hoá chất thực phẩm, căng thẳng, bụi mịn…
Chúng hình thành từ dinh dưỡng kém chất lượng mà mẹ nó nạp vào bao gồm: đồ ăn nhanh, đồ ăn liền, đồ ăn vặt công nghiệp,… Chúng lớn lên trong sự căng thẳng tiền bạc, mẫu thuẫn gia đình,… để rồi những gia đình rất nghèo, bố mẹ công nhân, lao công… lại hay có con bị K… (có phải cuộc sống là bất công?). Không, lũ trẻ lúc này là đại diện cho những hạt mầm bệnh đầy oan nghiệt.
Và điều đó chẳng hề ngẫu nhiên! Không có bất công nào cả, chỉ có những khuyết thiếu về tri thức, và cuộc sống ngày càng rời xa tự nhiên đã gây bên nỗi bất hạnh triền miên. Sinh lực gốc, chiếc trụ đầu tiền trong tứ trụ sức khoẻ là dấu mốc của cuộc đời mỗi người, lại được xây dựng trên tứ trụ sức khoẻ của đối tượng khác – thế hệ bố mẹ thân sinh.
Tương lai là kết quả của quá khứ, con cái là thành quả của bố mẹ. Tứ trụ sức khoẻ của bố mẹ bền vững thì thừa kế sinh lực gốc của con vững chắc. Và tứ trụ sức khoẻ của bố mẹ bền vững cũng là tấm gương, nề nếp cho con cái noi theo xây dựng tứ trụ của bản thân mình.
Hiểu biết về tứ trụ sức khoẻ là cách để mỗi người nhìn nhận bao quát về cuộc sống, từ đó tìm cách cân bằng giữa thói quen sống và các nỗ lực theo đuổi công việc một cách thấu đáo, chủ động, nhằm tạo điều kiện cho 1 cuộc sống bền vững. Và quan trọng hơn cả, hiểu biết về tứ trụ sức khoẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ chuẩn bị được khối tài sản kếch xù cho sự thừa kế vĩnh cửu của đời đời những thế hệ tiếp theo.
Xem thêm về khái niệm tứ trụ sức khoẻ từ bài viết: Vì sao chúng ta bệnh tật? – Tứ trụ xây dựng nền tảng sức khoẻ con người.