VÌ SAO CHÚNG TA BỆNH TẬT ??? – 4 YẾU TỐ (TỨ TRỤ) XÂY DỰNG NỀN TẢNG SỨC KHOẺ CON NGƯỜI

VÌ SAO CHÚNG TA BỆNH TẬT ??? – 4 YẾU TỐ XÂY DỰNG NỀN TẢNG SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
Mục lục bài viết

“Vì sao chúng ta bệnh tật?” là câu hỏi lớn, để trả lời gãy gọn cần quan sát ở nhiều khía cạnh. Hiểu biết về bệnh tật, là 1 trong những cách hiệu quả nhất để làm chủ cuộc sống và cũng là con đường ngắn nhất để tiến đến hiểu chính mình. Vì thế với các quán chiếu trên nền tảng sức khoẻ của mỗi người sẽ cho ta thấy lát cắt chân thực của họ ở cả thân – tâm – trí.

VÌ SAO CHÚNG TA BỆNH TẬT ??? – 4 YẾU TỐ XÂY DỰNG NỀN TẢNG SỨC KHOẺ CON NGƯỜI

4 yếu tố kể trên là tứ trụ của mỗi con người, ảnh hưởng và móc xích chặt chẽ với nhau, phản ánh nền tảng sức khoẻ của mỗi người trong đó:

1. Sinh lực gốc – nền tảng sức khoẻ ảnh hưởng bởi tính di truyền:

Sinh lực gốc là sức khoẻ khi chào đời mà bố mẹ đã trao cho mỗi người. Sinh lực gốc được bồi đắp trong 9 tháng 10 ngày hoài thai. Sinh lực gốc tốt nhờ vào nền tảng sức khoẻ của đấng sinh thành và hành trình mang thai thuận lợi. Bệnh tật bẩm sinh, các cuộc sinh khó, hay các bệnh khó chữa gặp ở trẻ dưới 1 tuổi đều là những biểu hiện của sinh lực gốc yếu kém.

Sinh lực gốc cho thấy nền tảng sức khoẻ của gia đình, thể hiện tri thức cuộc sống trong việc chăm sóc sức khoẻ toàn diện của bậc cha mẹ 1 cách sâu sắc.

2. Lối sống – nền tảng sức khoẻ quyết định từ sự kế thừa và rèn luyện:

Lối sống chính là thói quen sinh hoạt. Từ chuyện ăn uống đến ngủ nghỉ, tình dục, làm việc, giải trí, tập luyện…, đặc biệt là sở thích và tư duy lựa chọn thực phẩm, nước uống. Lối sống được hình thành từ thói quen.

Và 80% thói quen được trui rèn từ thuở nhỏ, tồn tại cố hữu, định hình rõ ràng. Còn lại 20% thói quen đến từ tư duy nhìn nhận cuộc sống trong quá trình trưởng thành. Do đó, lối sống phản ánh giáo dục gia đình, tư duy thế hệ rất rõ nét. Lối sống ảnh hưởng trực tiếp đến nền tảng sức khoẻ thể xác và có móc nối mật thiết với yếu tố tâm lý.

3. Tâm lý – nền tảng sức khoẻ từ tư duy, nhận thức:

Tâm lý bao gồm tính cách và tư duy tâm linh. Tính cách và tư duy tâm linh sẽ xác lập nên thái độ sống, chi phối tâm trạng khi đối diện với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Từ đó xây dựng nên nền tảng sức khoẻ tinh thần, chi phối trực tiếp đến nền tảng sức khoẻ thể xác.

Tính cách của mỗi người được xây dựng từng ngày từ thuở nhỏ, qua các cử chỉ biểu đạt trong đời sống. Tính cách sẽ bộc lộ và gọt dũa theo từng tình huống mỗi ngày. Tính cách là chuỗi ngày học hỏi và hoàn thiện được đối chiếu với các thành viên trong gia đình đặc biệt là người nuôi nấng – bố mẹ, ông bà. Trong đó, hành động của người lớn ảnh hướng đến 80% tính cách trẻ nhỏ, còn lời nói thì chiếm 20%.

Vì vậy, nếu hành động không đi đôi với việc làm, không có sự hướng dẫn đồng hành tin cậy thì mọi tính cách đều có thể dẫn đến cực đoan, biến tướng (tự tin biến thành tự mãn, khiêm tốn biến thành tự ti, rộng lượng biến thành nhu nhược…). Hành động không đi đôi với việc làm được biểu hiện ở việc người lớn ưa nói đạo lý suông. Nuôi con bằng đạo lý chỉ tạo nên những thùng rỗng kêu to, ảo tưởng tinh thần và chắp vá đạo đức.

Tư duy tâm linh là niềm tin vào các giá trị tinh thần trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo, và các giá trị tự nhiên không kiểm chứng như năng lượng, quy luật mặt trời mặt trăng, luật nhân quả, quy luật thành – trụ – hoại – diệt,… Tính cách chi phối niềm tin tâm linh và ngược lại. Tư duy tâm linh góp phần điều chỉnh và hoàn thiện tính cách. Tính cách và tư duy tâm linh phản ánh tinh thần và các cư xử tâm lý từ đó quyết định sức khoẻ tinh thần và trực tiếp gây dựng nên sức khoẻ thân xác.

Thân – tâm tuy 2 mà 1, tuy 1 mà 2, vì thế lối sống và tâm lý cũng vừa là 1 vừa là 2. Chúng đan xen, móc nối, phụ thuộc nhau, xây đắp nhau. Chúng là 2 mặt của 1 đồng xu, là những yếu tố then chốt nhất quyết định sức khoẻ đường dài của 1 con người.

4. Môi trường – nền tảng sức khoẻ từ tâm lý, lối sống:

Bao gồm chất lượng không khí+đất+nước, biên độ nhiệt, bức xạ điện từ, vấn đề tiếng ồn, rác thải,… Các yếu tố này đánh thẳng vào thể chất, có những tác động rõ nét lên nền tảng sức khỏe toàn diện. Mặc dù, môi trường chỉ là vấn đề thuần thuộc về bên ngoài. Là yếu tố duy nhất có thể lựa chọn và thay thế hoàn toàn trong trường hợp có những đánh giá bất lợi. Tuy nhiên, việc lựa chọn môi trường sống lại phụ thuộc vào lối sống và tâm lý mỗi người. Do đó, môi trường vẫn sẽ được tách ra và trở thành 1 trong tứ trụ tác động lên sức khoẻ toàn diện.

Tứ trụ như 4 que chống nắp quan tài. Mỗi ngày chúng ngắn đi 1 chút. Mỗi ngày trôi qua chúng có thể lệch nhau nhưng sẽ tự cân bằng nhau liên tục, que còn vững sẽ cân những que còn lại đảm bảo nền tảng sức khoẻ cho sự sống đến khi không thể cân được nữa. Mỗi lần tứ trụ lệch nhau là sinh bệnh, đến khi không còn cân đối được nữa thì nền tảng sức khoẻ sụp đổ, nắp quan sẽ đóng lại.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x